Trẻ sơ sinh có được cấp thẻ BHYT và đi khám cần mang theo giấy tờ gì?
Trẻ sơ sinh có được cấp thẻ BHYT và khi đi khám cần mang theo giấy tờ gì? Em mới sinh con thì sẽ được xã cấp thẻ BHYT trẻ sơ sinh cho hay em phải tự bỏ tiền ra mua thế ạ? Và khi đưa con đi khám chữa bệnh em cần mang theo giấy tờ gì ạ? Mức hưởng BHYT của con em sẽ được bao nhiêu vậy ạ? Với thẻ này thì con em có thể sử dụng đến bao giờ vậy ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn tổng đài đã hỗ trợ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi trẻ sơ sinh có được cấp thẻ BHYT và đi khám cần mang theo giấy tờ gì cho chúng tôi. Về BHYT của trẻ sơ sinh; Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề trẻ sơ sinh có được cấp thẻ BHYT?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.”
Theo quy định nêu trên, con bạn mới sinh thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Nên trong trường hợp này, con bạn sẽ được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi
Thứ hai, về những giấy tờ cần xuất trình khi đưa cháu đi khám
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế”.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này”.
Như vậy, khi bạn đưa cháu đi khám cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế, ngoài ra bạn không cần mang gì thêm. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Trẻ dưới 6 tuổi mất thẻ BHYT có thể dùng giấy tờ gì thay thế?
Thứ ba, mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh
Căn cứ theo quy định tại điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về mức hưởng bảo hiểm y tế thì:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm“.
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ là 100% chi phí điều trị trong phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.
Phạm vi được hưởng ở đây là phần chi phí về thuốc và các dịch vụ nằm trong danh mục được thanh toán bảo hiểm y tế do Bộ Y tế ban hành. Vì vậy, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được hưởng 100% chi phí điều trị nếu đi khám đúng tuyến, sử dụng thuốc và các dịch vụ nằm trong danh mục được hưởng bảo hiểm y tế.
Thứ tư, về giá trị sử dụng của thẻ BHYT
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:
a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi”
Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi có giá trị sử dụng cho đến khi trẻ đủ 72 tháng tuổi. Đối với trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9 của năm thì giá trị của thẻ đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Do đó, bạn có thể căn cứ vào thời điểm con bạn sinh và thời điểm con bạn đủ 72 tháng tuổi để xác định cụ thể thời hạn sử dụng thẻ BHYT.
Trên đây là bài viết về vấn đề trẻ sơ sinh có được cấp thẻ BHYT và đi khám cần mang theo giấy tờ gì?
Nếu còn vướng mắc về trẻ sơ sinh có được cấp thẻ BHYT và đi khám cần mang theo giấy tờ gì; bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
->Trẻ em có được hưởng quyền lợi BHYT khi mổ dịch vụ?
- Điều kiện lao động nam được hưởng chế độ thai sản?
- Thời hạn giải quyết trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?
- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động nước ngoài năm 2021
- Năm 2023 thời hạn giải quyết việc gộp sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu?
- Người lao động nghỉ ốm đau bao nhiêu ngày thì công ty phải báo giảm