Nội dung câu hỏi:
Tôi có 1 vài thắc mắc về trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo. Xã tôi có một cụ ông năm nay 70 tuổi, con cái mất do tai nạn sập núi đá. Nay ông đã già yếu nhưng vẫn phải nuôi thêm đứa cháu nhỏ mà không có thu nhập gì; gia đình rất nghèo chỉ có hai ông cháu sống với nhau. Không biết nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền cho ông cụ hay không? Ông cụ có được hưởng bảo hiểm y tế hay không? Nếu được thì cần làm thủ tục như thế nào? Khi ông cụ về già có được hỗ trợ tiền mai táng hay không?
Về trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Về trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
“Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;”
Như vậy, trong trường hợp trên ông cụ ở xã bạn thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Theo quy định tại Điều 4 và Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp hàng tháng là:
“Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi”
Vậy nên, ông cụ sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng là 270.000 đồng x 1.5 = 405.000 đồng.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) được quyết định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức trợ giúp xã hội khác cao hơn các mức tương ứng trên.
Vấn đề cấp thẻ bảo hiểm y tế
Khoản 8 Điều 3 và Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội”.
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”
Theo đó, nếu được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng thì cụ ông đó sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí với mức hưởng bằng 100% các chi phí trong danh mục nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết: Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi trái tuyến của đối tượng BT2
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Về thủ tục để được hưởng chế độ
+) Để hưởng trợ cấp hàng tháng
Căn cứ Điều 7 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp hàng tháng bao gồm:
– Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.
Hồ sơ trên cần gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người này đang cư trú.
+) Để hưởng bảo hiểm y tế
Khoản 5 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này”.
Theo đó, khi người này đủ điều kiện nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thì Ủy ban nhân dân xã sẽ có trách nhiệm lập danh sách để đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Về trợ cấp mai táng cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo
Căn cứ Khoản 1; Khoản 2 Điều 11 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.”
Như vậy, nếu người này đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng mà qua đời thì người đứng ra lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng bằng 20 lần mức chuẩn trợ cấp; tương đương với 5.400.000 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ mai táng phí cho người cao tuổi
Nếu còn vướng mắc về trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng phí của người cao tuổi
- Làm thế nào để nhận quyết định hưởng TCTN tại Đà Nẵng trong đợt dịch Covid?
- Sau khi nhận tiền BHXH một lần có được đóng tiếp bảo hiểm không?
- Chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ không đóng BHXH
- Vợ chết chồng có được hưởng chế độ thai sản không?
- Quy định về vấn đề đóng BHTN khi đồng thời làm ở hai công ty