19006172

Trường hợp chi trả trực tiếp bảo hiểm vào lương

Chi trả trực tiếp bảo hiểm vào lương cho người lao động

Chào các bạn Tổng đài tư vấn. Mình có vấn đề về chi trả trực tiếp bảo hiểm vào lương cần được tư vấn như sau:

Trước khi ký hợp đồng lao động chính thức với Công ty, chị Lan làm việc cho một đơn vị khác và ký hợp đồng cộng tác viên với Công ty có thời hạn 6 tháng, mức lương đã bao gồm tiền BHXH-BHYT-BHTN.

Tháng 12/2012 chị Lan được ký HĐLĐ chính thức. Theo thỏa thuận trên HĐLĐ thì mức lương cơ bản không bao gồm BHXH-BHYT-BHTN. Chị Lan không tham gia BHXH tại Nam Long vì đang tham gia BHXH-BHYT- BHTN tại đơn vị đầu tiên. Nhưng Công ty chưa trả tiền BHXH-BHYT-BHTN cho chị Lan.

Đến 01/01/2016, HĐLĐ không xác định thời hạn đã được điều chỉnh lương cơ bản đã bao gồm tiền BHXH-BHYT-BHTN.

Hỏi: Nếu chỉ căn cứ vào nghị định số 44/2013/NĐ-CP thì công ty thanh toán tiền BHXH-BHYT-BHTN cho giai đoạn trước  tháng 7/2013 có đúng không?

Chân thành cám ơn!



Chi trả trực tiếp bảo hiểmTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi, với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị Định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động năm 2012 về hợp đồng lao động:

Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012 về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định“.

Chi trả trực tiếp bảo hiểm

Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172

Như vậy:

Theo quy định trên thì công ty thứ hai có trách nhiệm chi trả trực tiếp bảo hiểm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp của bạn hỏi, công ty bên bạn sẽ phải thanh toán lại số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho chị Lan trong khoảng thời gian từ khi ký hợp đồng lao động chính thức (tháng 12/2012) đến ngày 31/12/2015. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH

Tỷ lệ đóng bảo hiểm của người lao động năm 2018

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc về chi trả trực tiếp bảo hiểm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam