Truy thu BHTN của giám đốc khi mức lương cơ bản là 25 triệu/tháng
Truy thu BHTN của giám đốc khi mức lương cơ bản là 25 triệu/tháng? Công ty tôi ở Hà Nội, giám đốc đang tham gia đóng bảo hiểm với mức lương là 23 triệu (nhưng lương cơ bản là 25 triệu), vừa rồi cơ quan bảo hiểm xã hội có yêu cầu công ty tôi truy thu tiền bảo hiểm thất nghiệp của giám đốc, như vậy có đúng không?
- Tư vấn về truy thu bảo hiểm thất nghiệp
- Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
“3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.“
Mức lương cơ sở hiện tại là 1.150.000 đồng (Theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP) nên 20 lần mức lương cơ sở sẽ bằng: 23 triệu đồng. Tuy nhiên, đến ngày 1/5/2016 thì lương cơ sở tăng lên 1.210.000 đồng nên khi đó mức đóng tối đa là 24.200.000 đồng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 42 Khoản 2 Điều 58 Luật việc làm số 38/2013/QH13 quy định về tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp:
“Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Do công ty của bạn ở Hà Nội nên mức lương tối thiểu vùng năm 2016 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP sẽ là: 3.500.000 đồng/tháng. Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 70 triệu.
Trường hợp của Giám đốc công ty bạn có mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là 25 triệu/tháng (cao hơn 20 lần mức lương cơ sở tại Khoản 3 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, nhưng thấp hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng). Do đó, mức lương đóng BHXH là 23 triệu/tháng còn mức lương đóng BHTN là 25 triệu/tháng, vì vậy, cơ quan bảo hiểm yêu cầu công ty truy thu BHTN của Giám đốc là đúng theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm về các loại mức lương tại bài viết:
Quy định về phụ cấp lương 2016
Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về mức lương cơ bản của giám đốc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện nhận tuất hàng tháng cho người đã gần 90 tuổi
- Giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1% xuống còn 0,5%
- Thân nhân của sỹ quan quân đội về hưu có được cấp thẻ BHYT không
- Có được bảo lưu thời gian đã đóng BHTN khi không đến nhận quyết định hưởng?
- Đi XKLĐ Nhật Bản có được rút BHXH 1 lần luôn không?