Nội dung câu hỏi:
Anh chị cho e hỏi với ạ:
1. Người lao động bên em năm nay 35 tuổi là nữ và đã đóng bảo hiểm được 15 năm. Thì người lao động đóng bảo hiểm đến năm bao nhiêu tuổi dừng để sau được hưởng chế độ lương hưu ạ
2 . Người lao động Nam năm nay 45 tuổi mới tham gia bảo hiểm và bắt đầu đóng. Và đóng đến năm bao nhiêu tuổi được hưởng lương hưu ạ.
- Thời điểm hưởng lương hưu cho người đã đủ tuổi về hưu
- Đến tuổi về hưu có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Đến tuổi nghỉ hưu có phải chấm dứt hợp đồng lao động không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi , chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Lao động nữ 36 tuổi được về hưu khi nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu như sau:
“Điều 4. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2021 | 60 tuổi 3 tháng | 2021 | 55 tuổi 4 tháng |
2022 | 60 tuổi 6 tháng | 2022 | 55 tuổi 8 tháng |
2023 | 60 tuổi 9 tháng | 2023 | 56 tuổi |
2024 | 61 tuổi | 2024 | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 61 tuổi 3 tháng | 2025 | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 61 tuổi 6 tháng | 2026 | 57 tuổi |
2027 | 61 tuổi 9 tháng | 2027 | 57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 62 tuổi | 2028 | 57 tuổi 8 tháng |
2029 | 58 tuổi | ||
2030 | 58 tuổi 4 tháng | ||
2031 | 58 tuổi 8 tháng | ||
2032 | 59 tuổi | ||
2033 | 59 tuổi 4 tháng | ||
2034 | 59 tuổi 8 tháng | ||
Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
Theo quy định trên, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là từ năm 2035 trở đi sẽ là 60 tuổi. Do đó, trong trường hợp này: lao động nữ của công ty bạn 35 tuổi nên phải chờ 25 năm nữa mới đủ tuổi để về hưu.
Ngoài ra, như thông tin bạn cung cấp: lao động nữ 35 tuổi và đóng được 15 năm BHXH. Mà căn cứ tại Điều 54 Luật BHXH năm 2014 thì điều kiện nghỉ hưu của NLĐ nữ trong điều kiện bình thường là cần phải đáp ứng 02 điều kiện là: đủ tuổi về hưu (đủ 60 tuổi) và (2) đóng được tối thiểu 20 năm BHXH. Trường hợp đóng đủ 20 năm BHXH rồi nhưng chưa đủ tuổi về hưu thì vẫn phải chờ đủ tuổi mới được về hưu.
Vậy thời gian đóng BHXH tối thiểu là đủ 20 năm sẽ về hưu. Khi đóng đủ 20 năm rồi thì người lao động có thể lựa chọn: hoặc là đi làm tiếp cho đến đủ 60 tuổi và về hưu với số năm đóng BHXH là 40 năm hoặc là nghỉ ở nhà và chờ đến khi đủ 60 tuổi và làm thủ tục hưu trí. Lưu ý: đóng càng nhiều năm BHXH sẽ được lương hưu càng nhiều.
Lao động nam 45 tuổi được về hưu khi nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu như sau:
“Điều 4. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2021 | 60 tuổi 3 tháng | 2021 | 55 tuổi 4 tháng |
2022 | 60 tuổi 6 tháng | 2022 | 55 tuổi 8 tháng |
2023 | 60 tuổi 9 tháng | 2023 | 56 tuổi |
2024 | 61 tuổi | 2024 | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 61 tuổi 3 tháng | 2025 | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 61 tuổi 6 tháng | 2026 | 57 tuổi |
2027 | 61 tuổi 9 tháng | 2027 | 57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 62 tuổi | 2028 | 57 tuổi 8 tháng |
2029 | 58 tuổi | ||
2030 | 58 tuổi 4 tháng | ||
2031 | 58 tuổi 8 tháng | ||
2032 | 59 tuổi | ||
2033 | 59 tuổi 4 tháng | ||
2034 | 59 tuổi 8 tháng | ||
Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
Theo quy định trên, lao động nam có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu là 62 tuổi từ năm 2028 trở đi. Do đó, nếu lao động nam 45 tuổi và mới tham gia BHXH thì cần phải chờ thêm 17 năm nữa sẽ đủ 62 tuổi về hưu và số năm đóng BHXH tối thiểu phải đủ 20 năm. Tuy nhiên, đến năm 62 tuổi, lao động nam mới đóng được 17 năm nên khi đó muốn về hưu thì có thể lựa chọn kéo dài thêm 3 năm đi làm để đóng đủ bảo hiểm và về hưu hoặc là đóng 1 cục cho 3 năm còn thiếu để về hưu luôn ở tuổi 62.
Cách tính tiền lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng thì:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Theo quy định trên thì cách tính lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ như sau:
+) Lao động nam:
– 20 năm đóng BHXH đầu sẽ tính là 45%, sau đó thêm 1 năm đóng BHXH sẽ tính là 2%.
– Mức hưởng lương hưu tối đa là 75%;
+) Lao động nữ:
– 15 năm đóng BHXH đầu tiên sẽ tính là 45%, sau đó thêm 1 năm đóng BHXH sẽ tính là 2%.
– Mức hưởng lương hưu tối đa là 75%;
Trên đây là quy định của pháp luật về: Tuổi nghỉ hưu. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quá hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất giải quyết như thế nào
- Điều kiện và mức trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân có người nhà mất
- Mức quyền lợi bảo hiểm y tế của người sống ở vùng đặc biệt khó khăn
- Phẫu thuật cắt ruột thừa có được hưởng bảo hiểm y tế
- Hướng dẫn kê khai chế độ triệt sản trên phần mềm Bảo hiểm điện tử