Ứng dụng công nghệ thông tin khi thanh toán BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể
Ứng dụng công nghệ thông tin khi thanh toán BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể. Cho em hỏi về vấn đề như sau: đối với người hiến bộ phận cơ thể thì BHYT sẽ chi trả 100% chí phí hay chỉ 80% chi phí? Và thẻ này sẽ do cơ quan nào lập danh sách? Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với đối tượng hiến bộ phận cơ thể mà chưa được cấp thẻ như thế nào? Xin cảm ơn tổng đài rất nhiều.
- Hướng dẫn thanh toán chi phí BHYT với người đã hiến bộ phận cơ thể mới nhất
- Người đã hiến bộ phận cơ thể có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Ứng dụng công nghệ thông tin khi thanh toán BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, người hiến bộ phận cơ thể được hưởng 80% hay 100% chi phí BHYT?
Căn cứ Khoản 14 Điều 3; Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.”
Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng người hiến bộ phận cơ thể sẽ được hương tối đa là 80% chi phí khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến mà không phải là 100% chi phí. Ngoài ra, đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể để cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ hai, Ứng dụng công nghệ thông tin khi thanh toán BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 10. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với một số trường hợp
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người nhưng chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời để bảo đảm trích, chuyển được dữ liệu điện tử, phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người này, thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:
a) Mã đối tượng: ghi ký hiệu là HG;
b) Mã quyền lợi: ghi ký hiệu là số 4;
c) Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: ghi theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg nơi người hiến mô, bộ phận cơ thể người cư trú;
d) Mã định danh y tế: ghi theo quy định tại Quyết định số 2153/QĐ-BYT .
Ví dụ: người hiến mô, bộ phận cơ thể mình đang cư trú tại Hà Nội, được mã hóa như sau: HG401, tiếp theo là mã định danh y tế (10 chữ số).”
Như vậy, theo quy định trên thì người đã hiến bộ phận cơ thể người nhưng chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời để bảo đảm trích, chuyển được dữ liệu điện tử, phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người này.
Do đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ ghi Mã đối tượng ký hiệu là HG; Mã quyền lợi ghi ký hiệu là số 4; Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ghi theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg nơi người hiến mô, bộ phận cơ thể người cư trú và Mã định danh y tế: ghi theo quy định tại Quyết định số 2153/QĐ-BYT .
Ví dụ: người hiến mô, bộ phận cơ thể mình đang cư trú tại Hà Nội, được mã hóa như sau: HG401, tiếp theo là mã định danh y tế (10 chữ số).
Trên đây là bài viết về vấn đề Ứng dụng công nghệ thông tin khi thanh toán BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thủ tục đi khám bệnh BHYT đối với người đã hiến bộ phận cơ thể
Hiến bộ phận cơ thể xong nhưng cần điều trị luôn thì có được BHYT chi trả?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc về Ứng dụng công nghệ thông tin khi thanh toán BHYT cho người hiến bộ phận cơ thể bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Thời điểm được tạm dừng đóng BHXH do dịch Covid-19 tại Hà Nội
- Trẻ em 5 tuổi điều trị mắt lác có được BHYT chi trả không?
- Nhận BHXH 1 lần khi có hai sổ BHXH trùng thời gian đóng
- Cách tính mức lương hưu cho người có hai chế độ tiền lương
- Tai nạn lao động nhiều lần thì hưởng trợ cấp tai nạn như thế nào?