Người bị điếc bẩm sinh một tai được thi bằng lái xe hạng gì?
Người bị điếc bẩm sinh một tai được thi bằng lái xe hạng gì? Tôi bị điếc bẩm sinh tai trái còn tai phải thì vẫn nghe bình thường. Cho tôi hỏi, tôi có thể học và thi những hạng bằng lái nào ạ? Để nộp hồ sơ học bằng, tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe
- Điều kiện về độ tuổi, chiều cao, cân nặng thi bằng lái xe
- Thi giấy phép lái xe có yêu cầu về chiều cao tối thiểu không?
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với trường hợp người bị điếc bẩm sinh một tai được thi bằng lái xe hạng gì của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, bị điếc một tai thì được thi Giấy phép lái xe hạng gì?
Các tiêu chuẩn về Tai-mũi-họng của người lái xe được quy định tại Mục IV Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Cụ thể:
– Đối với các hạng A1, B1: không có quy định về tiêu chuẩn về tai mũi họng để được lái xe hạng A1, B1. Do đó, trường hợp của bạn, bạn bị điếc một tai mà vẫn đủ các điều kiện sức khỏe khác thì vẫn được thi Giấy phép lái xe hạng A1, B1.
– Đối với các hạng xe A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE thì tiêu chuẩn về tai được quy định như sau:
Thính lực ở tai tốt hơn:
– Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính);
– Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).
Như vậy, đối với trường hợp của bạn bạn bị điếc một tai nhưng nếu bạn vẫn nghe được khi nói thường từ 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính) hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính) thì bạn vẫn sẽ đủ điều kiện sức khỏe về tai để thi Giấy phép lái xe các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
Thứ hai, hồ sơ để học bằng lái xe
Khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, khi làm hồ sơ để học lái xe bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề Người bị điếc bẩm sinh một tai được thi bằng lái xe hạng gì?Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quy định tiêu chuẩn sức khỏe về cơ-xương-khớp để được thi bằng lái xe
Mất 1 đốt ngón trỏ trái thì có được làm bằng lái xe không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc, bạn lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.
- Mức xử phạt khi xe ô tô có tổng trọng lượng vượt quá tải trọng cầu đường
- Giá trị sử dụng của đăng ký xe đối với người nước ngoài theo quy định
- Mức phạt đối với người điều khiển ô tô vượt đèn vàng năm 2023
- Lỗi dừng xe trên đường cao tốc không có biển báo hiệu năm 2023
- Xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô của công ty quá tải đường trên 150%