Xếp hạng bệnh viện được hiểu như thế nào
Cho em hỏi là em chưa hiểu về xếp hạng bệnh viện. Ví dụ như Tỉnh thì có hạng 1, hạng 2. Huyện thì có hạng 1, hạng 2, hạng 3. Em bị dứt dây chằng chéo trước. Em có BHYT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT nhưng em đang sống và làm việc tại thành phố HCM. Vậy khi em khám bệnh viện quận(huyện) thành phố được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về xếp hạng bệnh viện; Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, vấn đề phân hạng của bệnh viện.
Căn cứ Điều 3,4,5,6 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định về phân hạng của bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế. Theo đó, bệnh viện được xếp hạng 1 hay hạng 2 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất, độ ngũ nhân viên – cán bộ; chuyên môn-nghiệp vụ… Do đó, không phải bệnh viện đặt ở huyện thì là bệnh viện tuyến huyện hoặc đặt ở thành phố là bệnh viện tuyến thành phố mà phụ thuộc vào sự phân cấp của BYT. Chính vì vậy, việc đi khám chữa bệnh đúng tuyến hoặc trái tuyến sẽ được hưởng các mức quyền lợi khác nhau.
Thư hai, mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Hiện nay, theo Khoản 4 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì BHYT đã thông tuyến bệnh viện tuyến quận/huyện trong địa bàn tỉnh nên khi đi khám chữa bệnh tại bện viện tuyến huyện/quận ở tỉnh khác thì không được chi trả BHYT. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện huyện Tân Thành nên bạn có thể khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quận 1,2,3…12, Quận Tân Bình, Củ Chi, Thủ Đức… (Bệnh viện tuyến quận/huyện tại TP.HCM) thì không được thanh toán BHYT.
Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“7. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.”
Nếu bạn tạm trú ở thành phố HCM và có giấy tạm trú thì bạn có thể khám chữa bệnh tại cơ sở y tế có tuyến tương đương với nơi KCB ban đầu trên thẻ BHYT thì sẽ được thanh toán mức đúng tuyến. Nhưng khi khám chữa bệnh, bạn phải xuất trình được giấy tạm trú, thẻ BHYT và chứng minh nhân dân.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Xếp hạng bệnh viện được hiểu như thế nào?
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Có bắt buộc phải đến nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu?
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người lao động khi đi đúng tuyến
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về xếp hạng bệnh viện; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định về việc đi khám khi chưa làm giấy khai sinh và cấp thẻ BHYT
- Nghỉ việc trước khi sinh, lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản?
- Điều trị nội trú trái tuyến tỉnh được hưởng BHYT bao nhiêu %?
- Giấy ra viện không được viết thông tin bằng tay có đúng không?
- Nộp hồ sơ hưởng tiền thai sản khi đã nghỉ việc ở công ty