19006172

Có được nhận cả chế độ thương binh và chế độ mất sức lao động không?

Có được nhận cả chế độ thương binh và chế độ mất sức lao động không?

Ông nội của tôi sinh năm 1942, tham gia kháng chiến chống Mỹ; nhập ngũ tháng 2/1968, bị thương năm 1972 với tỷ lệ thương tật 16%. Tháng 5/1976 chuyển ngành về Xí nghiệp May Mặc, thuộc Cục Công nghiệp Hà Nội. Tháng 12/1993 nghỉ chế độ mất sức lao động, có thời gian thực làm việc là 25 năm 10 tháng; thời gian quy đổi là 19 năm 5 tháng. Năm 2006, ông nội của tôi được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội cho giám định lại thương tật và xác định tỷ lệ mất sức lao động do thương tật là 25%, được cấp thẻ thương binh, nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng chế độ trợ cấp thương binh, chỉ được hưởng trợ cấp mất sức lao động. Vậy, trường hợp ông của tôi có được hưởng cả 2 chế độ là trợ cấp thương binh và mất sức lao động không? Nếu được thì phải làm những thủ tục gì, nộp cho cơ quan nào?



Chế độ mất sứcTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 23 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 23. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động

1. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị (Mẫu TB6);

b) Hồ sơ thương binh;

c) Hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động có một trong các giấy tờ sau:

Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động có xác nhận thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an.

Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 08 tháng 02 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng.

Biên bản giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.

Biên bản giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ mất sức lao động đã khám tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và bệnh tật, trong đó tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.

2. Thủ tục

a) Cá nhân làm đơn theo mẫu gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang cư trú kèm bản sao hồ sơ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ra quyết định trợ cấp thương tật và gửi trích lục hồ sơ thương tật về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).

Thời điểm hưởng thêm chế độ trợ cấp thương tật kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định”.

Chế độ mất sức

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Theo đó, hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động bao gồm:

– Đơn đề nghị (Mẫu TB6);

– Hồ sơ thương binh;

– Hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động có một trong các giấy tờ sau:

+) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động có xác nhận thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an.

+) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 08 tháng 02 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng.

+) Biên bản giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.

+) Biên bản giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ mất sức lao động đã khám tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và bệnh tật, trong đó tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.

Ông nội bạn cần gửi hồ trên đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang cư trú. Khi tiếp nhận, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để giải quyết chế độ cho ông của bạn. 

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Phân biệt thương binh loại A và thương binh loại B như thế nào?

Thương binh hạng 1/4 chết tại gia đình do vết thương tái có được xét liệt sĩ

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Trả lời

luatannam