Giải quyết chế độ khi có bệnh liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
Trường hợp người bố bị nhiễm chất độc hóa học, tỷ lệ thương tật 61%, có con bị gai đôi cột sống hoàn toàn S1, thoái hóa đốt L1, L2 thì có được hưởng chế độ không?
- Bệnh thông liên nhĩ có được coi là dị tật phơi nhiễm với chất độc hóa học?
- Hồ sơ xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Hưởng chế độ nhiễm chất độc hóa học khi không còn giấy tờ
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 29 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 29. Thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ
1. Người đang phục vụ trong quân đội, công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều 27 của Thông tư này để hướng dẫn cụ thể.
2. Các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp vô sinh và trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển hồ sơ đến Sở Y tế để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học.
Trường hợp sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu con dị dạng, dị tật ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;”
Dẫn chiếu quy định tại Điều 7 Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 7. Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).
2. U lympho không Hodgkin (Non – Hodgkin’s lymphoma).
3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).
4. Ung thư phế quản – phổi (Lung and Bronchus cancer).
5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).
6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).
8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).
11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).
12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).
13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).
14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.
15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): Quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida)”.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Trường hợp của bạn người bố bị nhiễm chất độc hóa học, tỷ lệ thương tật 61%, có con bị gai đôi cột sống hoàn toàn S1, thoái hóa đốt L1, L2. Các bệnh này không thuộc danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học tại Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH nêu trên.
Tuy nhiên, theo quy định trên thì con của bạn sẽ được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Khi đó:
– Trường hợp Hội đồng Giám định Y khoa kết luận người con đó bị dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì giải quyết chế độ cho bố (hoặc mẹ) và con theo quy định.
– Trường hợp Hội đồng kết luận con bị dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học nhưng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 61% hoặc không kết luận tỷ lệ thì chỉ giải quyết cho bố (hoặc mẹ).
– Trường hợp Hội đồng kết luận con không bị dị dạng, dị tật thì chưa có cơ sở để thực hiện chế độ đối với bố (hoặc mẹ) và con.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Hồ sơ hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Người được nhận mai táng phí và trợ cấp một lần khi thương binh mất
- Trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng như thế nào?
- Ai sẽ được hỗ trợ từ Nhà nước khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ?
- Thương binh được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất như thế nào?
- Người khuyết tật đặc biệt nặng nhận trợ cấp bao nhiêu?