Thủ tục giám định vết thương còn sót cho thương binh như thế nào?
Tôi đang hưởng trợ cấp thương binh hạng 4/4, mất sức lao động 31%. Thời gian gần đây, các vết thương tái phát. Khi chụp X-Quang phát hiện trong người còn gần 100 mảnh đạn. Xin hỏi, tôi có được giám định vết thương còn sót không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
- Thương binh có vết thương tái phát có được giám định lại thương tật?
- Thương binh có được công nhận là liệt sĩ khi chết do vết thương tái phát?
- Giải quyết chế độ khi thương binh nặng từ trần do vết thương tái phát
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về vấn đề giám định lại thương tật cho thương binh
Căn cứ Khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Giám định lại thương tật
3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi”.
Bạn cho biết bạn đang hưởng trợ cấp thương binh hạng 4/4, mất sức lao động 31%. Thời gian gần đây, các vết thương tái phát, khi chụp X-Quang phát hiện trong người còn gần 100 mảnh đạn. Đối chiếu quy định nêu trên thì bạn sẽ được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.
Thứ hai, về thủ tục giám định vết thương còn sót
Căn cứ Điều 21 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 21. Hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót
1. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót;
b) Bản sao giấy chứng nhận bị thương;
c) Bản sao biên bản của các lần giám định trước;
d) Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể;
đ) Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.
2. Thủ tục
a) Thương binh làm đơn đề nghị giám định vết thương còn sót gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể thì kèm giấy tờ quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều này;
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 20 của Thông tư này;
c) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi;
d) Đối với thương binh đang tại ngũ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này để hướng dẫn cụ thể”.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Theo đó, để giám định vết thương còn sót bạn cần chuẩn bị hồ sơ:
– Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót;
– Bản sao giấy chứng nhận bị thương;
– Bản sao biên bản của các lần giám định trước;
– Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể;
– Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.
Hồ sơ trên bạn gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Về thời hạn giải quyết:
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thương binh nộp hồ sơ giám định lại thương tật do vết thương tái phát ở đâu?
Thương binh loại B có được giám định vết thương tái phát không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.