Thương binh có vết thương tái phát có được giám định lại thương tật?
Vết thương tái phát, được giám định lại thương tật? Bố của tôi năm nay 61 tuổi, là thương binh hạng 4/4, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia, bị mảnh pháo găm vào phía sau bên trái cổ nên nói hơi khàn, bị điếc hoàn toàn, sức khỏe yếu. Khám bệnh tại Bệnh viện Phổi Phạm Ngọc Thạch Sài Gòn và được chẩn đoán bị xơ xẹp phổi, nghi ngờ bị bệnh lao do bị sức ép của bom đạn. Hiện trợ cấp thương binh của bố tôi được hơn 1 triệu đồng/tháng, muốn giám định thương tật để được hưởng chính sách tốt hơn có được không và phải làm như thế nào? Thẻ thương binh của bố tôi là Nguyễn Văn Thụ nhưng hộ khẩu và giấy tờ khác tên là Nguyễn Đức Thụ, phải làm thủ tục và giấy tờ liên quan gì để điều chỉnh lại cho đúng họ tên?
- Trường hợp nào được giám định vết thương còn sót cho thương binh?
- Trường hợp được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh
- Thân nhân có được hưởng bảo hiểm y tế khi thương binh đã mất
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về thương binh có vết thương tái phát có được giám định lại thương tật; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về việc giám định lại vết thương tái phát đối với thương binh:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Giám định lại thương tật
4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:
b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại 19 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 19. Hồ sơ giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát
1. Đơn đề nghị giám định lại thương tật.
2. Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên, trường hợp phẫu thuật phải có phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên.
3. Biên bản giám định lại thương tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
4. Quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bố bạn là thương binh hạng 4/4, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia, bị mảnh pháo găm vào phía sau bên trái cổ nên nói hơi khàn, bị điếc hoàn toàn, sức khỏe yếu. Khám bệnh tại Bệnh viện Phổi Phạm Ngọc Thạch Sài Gòn và được chẩn đoán bị xơ xẹp phổi, nghi ngờ bị bệnh lao do bị sức ép của bom đạn không thuộc trường hợp được giám định lại vết thương tái phát. Nếu bố bạn có vết thương thấu phổi gây xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi thì mới được giám định lại vết thương theo quy định.
Thứ hai, sửa đổi thông tin trong hồ sơ thương binh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 48. Sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
1. Trường hợp áp dụng
Người có công với cách mạng đề nghị sửa đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; thân nhân (gọi chung là thông tin cá nhân) ghi trong hồ sơ người có công để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.
2. Nguyên tắc sửa đổi
Cơ quan nào cấp giấy tờ thì cơ quan đó có thẩm quyền sửa đổi.
3. Thủ tục giải quyết
a) Đối với hồ sơ người có công do quân đội, công an đang quản lý thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;
b) Đối với các trường hợp hồ sơ do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đang quản lý thì thủ tục giải quyết như sau:
Người có công, thân nhân liệt sĩ hoặc thân nhân của người có công đã từ trần làm đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ người có công (Mẫu HS5) kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của người có công.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cơ quan cấp giấy tờ đã giải thể thì gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó để xem xét giải quyết.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ văn bản đính chính của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ người có công và gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).”
Như vậy, khi thẻ thương binh của bố bạn là Nguyễn Văn Thụ nhưng hộ khẩu và giấy tờ khác tên là Nguyễn Đức Thụ thì bố bạn có thể làm hồ sơ đề nghị sửa đổi họ tên phù hợp với giấy tờ về hộ tịch. Cụ thể:
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
+) Bố bạn làm đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ người có công (Mẫu HS5) kèm Bản trích lục giấy khai sinh gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
+) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+) Sau đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ văn bản đính chính của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ và cấp lại giấy chứng nhận thương binh (thẻ thương binh).
Kết luận:
Thương binh có vết thương tái phát được giám định lại thương tật khi thuộc một trong các trường hợp quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp này, bố bạn không đủ điều kiện để giám định lại thương tật.
Trên đây là bài viết về vấn đề thương binh có vết thương tái phát có được giám định lại thương tật. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Hồ sơ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời là bệnh binh
Hưởng tuất hàng tháng khi thân nhân thương binh chưa đủ tuổi
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Điều kiện hưởng trợ cấp đối với vợ liệt sĩ tái giá như thế nào?
- Thương binh hạng 3 mất thân nhân có được hưởng tuất hàng tháng?
- Đối tượng lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN hài cốt liệt sĩ
- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với người có công nuôi dưỡng liệt sĩ
- Quy định hiện hành về hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã