19006172

Trường hợp được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh

Trường hợp được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh

Bố tôi là cựu chiến binh, tham gia kháng chiến từ năm 1972 – 1975. Trong thời gian tham gia kháng chiến bố tôi có bị thương 18% (không được công nhận là thương binh). Hiện nay sức khỏe của bố tôi giảm sút nhiều do vết thương tái phát. Tôi muốn hỏi liệu trường hợp của bố tôi có được giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!



Giám định lại thương tậtTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định về giám định lại thương tật như sau:

“Điều 30. Giám định lại thương tật

1. Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

2. Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;

b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;

c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;

d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;

đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;

e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;

g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;

h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

5. Không giám định lại những trường hợp sau:

a) Thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát;

b) Thương binh loại B”.

Giám định lại thương tật

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Theo đó, người bị thương mà không phải là thương binh chỉ được giám định lại thương tật nếu thuộc các trường hợp sau:

– Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

– Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

– Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

Bạn cho biết bố bạn trong thời gian tham gia kháng chiến bị thương 18% (không được công nhận là thương binh). Hiện nay sức khỏe của bố bạn giảm sút nhiều do vết thương tái phát. Đối chiếu quy định trên thì bố của bạn không thuộc đối tượng được giám định lại thương tật.

Kết luận:

Tóm lại, bố của bạn không thuộc đối tượng được giám định lại thương tật.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Dũng cảm cứu người có được xác nhận là thương binh?

Có được hưởng cả 02 chế độ thương binh và bệnh binh hay không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam