19006172

Bổ sung trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước

Bổ sung trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Theo tôi được phổ biến thì quy định của Bộ luật lao động mới đã bổ sung thêm trường hợp NLĐ sẽ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phải báo trước đúng không ạ? Quy định cũ sẽ không còn được áp dụng vào thời điểm nào? Xin cảm ơn.



trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Hỗ trợ tư vấn Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, bổ sung trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 như sau: 

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, theo quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung các trường hợp NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà không cần phải báo trước bao gồm: 

+) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

+) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

+) Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

+) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật lao động năm 2019;

+) Đủ tuổi nghỉ hưu trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

+) NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

Thứ hai, về hiệu lực thi hành

Căn cứ theo quy định tại Điều 220 Bộ luật lao động năm 2019 như sau: 

“Điều 220. Hiệu lực thi hành

1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này.”

Theo đó, Bộ luật lao động năm 2012 hiện hành sẽ hết hiệu lực vào ngày 01/01/2021 và đồng thời Bộ luật lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. 

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp. 

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ không được trả lương đúng thời hạn

NLĐ có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bản thân bị ốm đau?

luatannam