Cách giải quyết khi không thống nhất được nội dung của HĐLĐ bị vô hiệu
Cách giải quyết khi không thống nhất được nội dung của HĐLĐ bị vô hiệu. Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Theo quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định hướng dẫn thì trong trường hợp thỏa thuận HĐLĐ vô hiệu một phần thì giải quyết như thế nào? Nếu không thỏa thuận được lại nội dung bị vô hiệu thì quyền lợi của NLĐ được giải quyết ra sao? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.
- Xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần về nội dung tiền lương của người lao động
- Xử lý HĐLĐ vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền
Luật sư hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Cách giải quyết khi không thống nhất được nội dung của HĐLĐ bị vô hiệu của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, cách giải quyết khi HĐLĐ vô hiệu từng phần
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.”
Bên cạnh đó, Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Xử lý Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thì khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
Thứ hai, cách giải quyết khi không thống nhất được nội dung của HĐLĐ bị vô hiệu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Xử lý Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp NLĐ và NSDLĐ không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu của HĐLĐ thì sẽ thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu sẽ được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Trên đây là bài viết về Cách giải quyết khi không thống nhất được nội dung của HĐLĐ bị vô hiệu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
HĐLĐ vô hiệu vì hạn chế quyền gia nhập công đoàn của người lao động
Công ty không ký lại HĐLĐ khi bị vô hiệu do người ký kết sai thẩm quyền
Trong quá trình giải quyết, nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Cách giải quyết khi không thống nhất được nội dung của HĐLĐ bị vô hiệu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có phải đóng bù tiền phí công đoàn?
- Có được nghỉ việc khi đã báo trước 45 ngày nhưng giám đốc không đồng ý?
- Người lao động chưa ký hợp đồng nhưng đã nghỉ việc thì làm sao?
- Tiền lương khi người lao động đi làm việc vào ngày nghỉ lễ
- Chấm dứt HĐLĐ với người giúp việc gia đình có phải báo trước?