Đang nuôi con nhỏ có phải làm việc vào ban đêm không?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi rõ nội dung thắc mắc liên quan đến quyền lợi của người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tôi đi làm ở công ty và mới sinh con từ tháng 6 năm 2019, đến nay con tôi chưa được 1 tuổi. Trường hợp này tôi sẽ nghỉ 60 phút làm việc khi đi làm ở công ty đúng không? Ngoài ra, công ty còn yêu cầu tôi phải đi làm vào ban đêm thì có đúng không và công ty sẽ phải chịu trách nhiệm gì khi làm sai quy định hay không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều.
- Có được thay đổi công việc lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
- Nuôi con dưới 12 tháng tuổi có phải đi trực tết không?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, đang nuôi con nhỏ có được nghỉ 60 phút/ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”
Thời gian nghỉ này được hướng dẫn tại khoản 3, 5 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP như sau:
“3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”
Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn đi làm ở công ty và mới sinh con từ tháng 6 năm 2019, đến nay con chưa được 1 tuổi thì khi đi làm việc sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vào lúc nào bạn có thể thỏa thuận trực tiếp với công ty và vẫn được tính để hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.
Thứ hai, đang nuôi con nhỏ có phải làm việc vào ban đêm không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn sẽ không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm.
Vì vậy, việc công ty yêu cầu bạn – đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm là không đúng quy định.
Thứ ba, xử phạt khi công ty sử dụng lao động nuôi con nhỏ làm việc ban đêm
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; nếu công ty bạn sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm thì sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề Đang nuôi con nhỏ có phải làm việc vào ban đêm không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Sử dụng lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng giúp việc gia đình
- Nghỉ ngang ở công ty có được giải quyết 12 ngày phép năm chưa hưởng
- Doanh nghiệp có thể trả lương cho người lao động bằng ngoại tệ không?
- Xác định ngày báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn
- Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng lao động