Điểm mới cần lưu ý về thông báo họp xử lý kỷ luật lao động
Tôi làm việc ở công ty nhưng mắc lỗi nên bị xử lý kỷ luật. Công ty có cử người mang đến nhà cho tôi 1 thông báo họp xử lý kỷ luật lao động vào 1 tuần sau. Tôi nhận thông báo và đồng ý sẽ đến họp. Nhưng vì hôm đó đúng ngày tôi có hẹn với giáo viên chủ nhiệm của con nên đã không đến. Mấy ngày sau thì công ty lại mang đến cho tôi Quyết định sa thải. Trong khi đó tôi được biết công ty chỉ có thể tổ chức họp sau 3 lần thông báo mời họp mà tôi vẫn vắng mặt. Vậy tôi cần làm gì trong trường hợp này?
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật sa thải
- Ủy quyền tham gia xử lý kỷ luật sa thải người lao động
- Ai có thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật sa thải
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động”.
Tuy nhiên, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2018 đã sửa đổi Điều 30 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
“2. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động”.
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, đúng là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP trước đây có hướng dẫn về việc công ty chỉ có thể tổ chức họp nếu sau 03 lần thông báo họp xử lý kỷ luật lao động mà người lao động vẫn vắng mặt. Nhưng theo quy định hiện nay đã không còn quy định này. Thay vào đó công ty chỉ có nghĩa vụ thông báo 01 lần; nếu bạn đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì công ty tiến hành xử lý kỷ luật lao động vẫn là đúng với quy định của pháp luật.
Kết luận:
Nếu bạn đã nhận được thông báo họp xử lý kỷ luật lao động và xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì công ty tiến hành xử lý kỷ luật lao động vẫn là đúng với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Có được lập biên bản kỷ luật khi người lao động vắng mặt?
Công ty tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động có phải lập thành biên bản?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cách kê khai cột 25, 26, 27 mẫu Báo cáo sử dụng lao động
- Có được giữ giấy tờ của người lao động giúp việc nhà không?
- Quy định về hợp đồng học việc theo pháp luật hiện hành
- Hết hạn hợp đồng 15 ngày nhưng không giao kết hợp đồng lao động mới
- Thời gian nghỉ thai sản có được hưởng lương những ngày nghỉ lễ không?