Giảm giờ làm cho NLĐ mang thai tháng thứ 7 làm công việc nặng nhọc
Giảm giờ làm cho NLĐ mang thai tháng thứ 7 làm công việc nặng nhọc. Tôi là công nhân thu gom rác thải cho một công ty môi trường thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại. Hiện tại, tôi đang mang thai tháng thứ 7. Xin hỏi, tôi có được giảm bớt thời gian làm việc hay không? Nếu công ty không chấp nhận giảm bớt giờ làm việc cho tôi mà vẫn bắt tôi làm việc với thời gian biểu như cũ thì có vi phạm quy định và chịu trách nhiệm gì hay không? Trường hợp mang thai mệt mỏi và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe quá mà tôi muốn chấm dứt HĐLĐ có được không, hợp đồng của tôi thì đến tháng 12/2020 mới hết hạn. Trả lời thắc mắc giùm tôi với ạ, tôi xin cảm ơn rất nhiều.
- Lao động nữ mang thai có được nghỉ sớm 1 giờ làm việc không?
- Chuyển ca làm việc đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7
Dịch vụ tư vấn Luật lao động qua tổng đài 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, có được giảm giờ làm đối với NLĐ mang thai tháng thứ 7?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.”
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là công nhân thu gom rác thải cho một công ty môi trường thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại. Hiện tại, bạn đang mang thai tháng thứ 7 thì bạn sẽ được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Thứ hai, xử phạt công ty không giảm bớt giờ làm việc cho NLĐ
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 88/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật lao động”
Theo đó, nếu công ty không giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày cho bạn khi mang thai tháng thứ 7 làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công ty đã vi phạm quy định và bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thứ ba, NLĐ mang thai có được chấm dứt HĐLĐ?
Căn cứ theo Điều 156 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”
Như vậy, bạn sẽ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu thuộc trường hợp tiếp tục đi làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Bên cạnh đó bạn phải báo trước cho người sử dụng lao động và thời hạn thông báo tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Trên đây là bài tư vấn về Giảm giờ làm cho NLĐ mang thai tháng thứ 7 làm công việc nặng nhọc.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Lao động mang thai đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần báo trước bao nhiêu ngày?
- Thời gian tính trợ cấp thôi việc năm 2023 có bao gồm thử việc?
- Người sử dụng lao động bắt buộc người lao động làm thêm giờ
- Tái ký hợp đồng vào thời điểm hết hạn hợp đồng hay nghỉ xong thai sản?
- Thông báo trước hơn 45 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Mức phạt khi chuyển NLĐ làm công việc khác mà không có văn bản đồng ý