Thời gian NLĐ nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Chào anh/chị, cho em xin hỏi về thời gian nghỉ tai nạn lao động có được tính vào thời gian nghỉ phép năm không ạ? Người lao động bên em bị tai nạn lao động từ tháng 5 năm nay và nghỉ đến hết năm 2020 thì năm 2020 người lao động có được tính phép năm không? Và theo quy định thì tối đa 1 năm họ có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm vậy ạ? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.
- Nghỉ thai sản và nghỉ không lương có được cộng để tính ngày nghỉ phép năm?
- NLĐ có bị trừ ngày nghỉ phép năm khi đi du lịch với công ty?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thời gian nghỉ phép năm tối đa của người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
Như vậy, theo quy định trên thì nếu NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì sẽ có ngày nghỉ hằng năm tối đa như sau:
+) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động khuyết tật;
+) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Ngoài ra, cứ 5 NLĐ làm việc cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Thứ hai, thời gian NLĐ nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian mà người lao động nghỉ do tai nạn lao động và cộng dồn không quá 6 tháng thì sẽ được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Người lao động công ty bạn bị tai nạn lao động từ tháng 5 năm nay và nghỉ đến hết năm 2020 thì thời gian nghỉ sẽ được tính hưởng phép năm nhưng không quá 6 tháng.
Tren đây là bài viết về vấn đề thời gian NLĐ nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cách tính tiền lương ngày nghỉ phép năm chưa sử dụng khi thôi việc
- Có được cộng ngày nghỉ phép năm của hai hợp đồng lao động?
- Không thông báo cho NLĐ thuê lại biết quy chế làm việc của doanh nghiệp
- Tạm đình chỉ công việc của NLĐ không đúng quy định bị phạt thế nào?
- Năm 2021 đủ điều kiện hưởng lương hưu có được nhận trợ cấp thôi việc?
- Trường hợp nào doanh nghiệp không được cho thuê lại lao động?
- Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi công ty chậm trả lương