Trình tự tổ chức đối thoại khi có vụ việc theo quy định mới
Mọi người cho em hỏi có phải việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc sẽ có thể được diễn ra khi có phát sinh các vụ việc lao động đúng không? Trình tự thực hiện đối thoại được quy định như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp, xin cảm ơn.
- Định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới
- Trình tự tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Trình tự tổ chức đối thoại khi có vụ việc theo quy định mới của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, tổ chức đối thoại tại khi có vụ việc
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 63 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định trên thì một trong những trường hợp NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có các vụ việc về: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; phương án sử dụng lao động; Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, thưởng, nội quy lao động và tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.
Thứ hai, trình tự tổ chức đối thoại khi có vụ việc theo quy định mới
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
“Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
1. Đối với vụ việc người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
b) Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
c) Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
d) Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
đ) Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
2. Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.”
Như vậy, trình tự tổ chức đối thoại khi có vụ việc được thực hiện cụ thể theo quy định hướng dẫn của Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu trên.
Trên đây là bài viết về vấn đề Trình tự tổ chức đối thoại khi có vụ việc theo quy định mới. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Điều kiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên
Công ty không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về Trình tự tổ chức đối thoại khi có vụ việc theo quy định mới; xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
- Công ty yêu cầu bồi thường khi NLĐ tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc
- Trả lương cho NLĐ thuê lại thấp hơn lương của người làm cùng công việc
- Tăng mức phạt khi giao kết HĐLĐ chưa có sự đồng ý của người đại diện
- Thời gian làm việc trong hợp đồng lao động có được vượt quá 8 giờ/ngày?
- Nộp đơn thông báo nghỉ việc rồi thì có được hưởng tháng lương 13 không?