Từ năm 2021 chỉ được giao kết bằng lời nói với HĐLĐ thời hạn dưới 1 tháng
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Tôi nghe nói từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động và người lao động chỉ được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng đúng không? Có trường hợp nà dưới 1 tháng nhưng vẫn phải ký bằng văn bản không? Còn quy định hiện nay thì giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói vẫn áp dụng với hợp đồng dưới 3 tháng? Nhờ tư vấn giúp tôi theo quy định mới.
- Thỏa thuận thử việc bằng miệng có đúng quy định không?
- Hợp đồng lao động 6 tháng có phải ký kết bằng văn bản không?
Hỗ trợ tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định hiện hành về việc giao kết HĐLĐ bằng lời nói
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì hiện nay đối với những công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Thứ hai, từ năm 2021 chỉ được giao kết bằng lời nói với HĐLĐ thời hạn dưới 1 tháng
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 220 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 220. Hiệu lực thi hành
1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thì người sử dụng và người lao động chỉ có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì dù hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng hai bên vẫn phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, không được giao kết bằng lời nói:
+) Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
+) Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
+) Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.
Trên đây là bài viết về vấn đề từ năm 2021 chỉ được giao kết bằng lời nói với HĐLĐ thời hạn dưới 1 tháng.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về vấn đề Lao động bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
HĐLĐ với người giúp việc gia đình có bắt buộc phải bằng văn bản?
Hình thức hợp đồng lao động có bắt buộc phải bằng văn bản?
- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm
- Có được chấm dứt hợp đồng thử việc mà không báo trước
- Công ty có phải nhận lại người lao động khi rút đơn xin nghỉ việc?
- Xử phạt công ty khấu trừ tiền lương của NLĐ không đúng quy định
- Lao động nữ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ 60 phút/ngày?