Người lao động có được khởi kiện khi công ty không đóng bảo hiểm
Tôi ký hợp đồng lao động 2 năm và đi làm được 8 tháng. Hàng tháng công ty vẫn trừ 520.000 của tôi để đóng bảo hiểm. Tuy nhiên hôm trước tôi lên bảo hiểm hỏi thì người ta trả lời là tôi mới đóng bảo hiểm được 1 tháng. Tôi về hỏi công ty thì công ty nói là chưa có tiền đóng bảo hiểm. Công ty làm như vậy đúng hay sai? Tôi có thể khởi kiện khi công ty không đóng bảo hiểm tại tòa án không? Rất mong được Tư vấn.
- Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?
- Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
- Mức đóng hàng tháng và mức tiền lương tối đa tháng đóng bảo hiểm y tế
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn . Về việc khởi kiện khi công ty không đóng bảo hiểm; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
……………………“
Theo đó, khi bạn giao kết hợp đồng lao động thời hạn 2 năm thì bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cả công ty và người lao động đều có trách nhiệm đóng bảo hiểm.
Bạn đã đi làm 8 tháng mà công ty mới đóng bảo hiểm 1 tháng. Hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội của công ty là vi phạm quy định pháp luật.
Theo đó, căn cứ Khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
“Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đón”
Như vậy, hành vi chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân 2015 quy định:
“Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;“.
Do đó, đối với những tranh chấp về bảo hiểm xã hội thì NLĐ có thể tiến hành hòa giải tại Hòa giải viên lao động. Hoặc NLĐ trực tiếp khởi kiện khi công ty không đóng bảo hiểm tại Tòa án nhân dân mà không cần tiến hành hòa giải.
VÌ vậy, bạn có thể trực tiếp khởi kiện công ty tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Kết luận:
Khi công ty không đóng bảo hiểm, bạn có thể hòa giải hoặc trực tiếp khởi kiện công ty đến Tòa án nhân dân nơi công ty đặt trụ sở.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
- Mức đóng hàng tháng và mức tiền lương tối đa tháng đóng bảo hiểm y tế
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Khởi kiện khi công ty không đóng bảo hiểm vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có phải đóng 6 tháng BHXH trước khi mang thai để hưởng thai sản?
- Hoàn trả chi phí KCB cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở
- Nghỉ ngang có được nhận tiền BHXH một lần không?
- Có được nghỉ thai sản nhiều lần để chăm sóc con khi vợ sinh?
- Từ chối việc làm có được bảo lưu TCTN khi không có lý do chính đáng?