Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
Luật sư cho tôi hỏi: thế nào mới phạm tội che giấu tội phạm?
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017) về tội che giấu tội phạm được quy định như sau:
“Điều 389. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;
e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;
g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;
i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;
k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Như vậy: Người nào không hứa hẹn trước với người phạm tội, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã có hành vi che giấu cho tội phạm thì sẽ bị xử lý về tội che giấu tội phạm.
Tội che giấu tội phạm thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, cũng như các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, tức là đã bằng hành động tích cực nhằm che giấu một trong những tội phạm được liệt kê tại Điều 389 Bộ luật hình sự. Hành vi che giấu tội phạm mà có hứa hẹn trước được coi là đồng phạm về một tội phạm cụ thể.
Hành vi che giấu tội phạm gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện tội phạm, cản trở việc tìm ra và xử lý người phạm tội, cản trở việc khắc phục hậu quả của tội phạm và có khi còn khuyến khích người phạm tội.
Mặt chủ quan của tội che giấu tội phạm: Che giấu tội phạm là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người che giấu tội phạm đã cố ý thực hiện hành vi. Họ hiểu rõ hành vi của mình là che giấu tiếp tay cho người phạm tội, để ngăn cản cơ quan điều tra tìm ra kẻ phạm tội, nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi che giấu tội phạm.
Đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự của loại tội này là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác.
Mặt khách quan của tội che giấu tội phạm:
Tội che giấu tội phạm được thực hiện bằng phương pháp hành động, tội này được thực hiện bằng các hành vi:
+ Che giấu người phạm tội: chứa chấp, giúp đỡ, nuôi dưỡng người phạm tội với ý định giúp họ trốn tránh pháp luật, cản trở cơ quan điều tra tìm và bắt kẻ phạm tội.
+ Che giấu, giúp đỡ người phạm tội xóa các dấu vết, cất giấu, hủy tang vật của tội phạm.
+ Có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Những hành vi này được thực hiện một cách độc lập, sau khi người khác đã thực hiện tội phạm mà không hứa hẹn trước, vì vậy người thực hiện hành vi che giấu tội phạm không đồng phạm với người phạm tội về tội phạm mà người phạm tội thực hiện, mà là tội phạm độc lập.
Bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết sau:
- Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về: Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Môi giới mại dâm cho khách sang nhà nghỉ của người khác phạm tội gì?
- Những điểm mới của tội môi giới hối lộ theo quy định bộ luật hình sự 2015
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
- Cho người khác mượn thuyền chơi đánh bạc thì có phạm tội?
- Tư vấn về việc phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015