Giải quyết mai táng phí cho thanh niên xung phong bị thất lạc giấy tờ
Bố tôi đã được hưởng 1 lần thanh niên xung phong và thẻ BHYT hàng năm. Nay bố tôi đã mất, không may thất lạc giấy tờ chỉ còn 1 thẻ Hội Viên do ban chấp hành hội cựu thanh niên xung phong cấp. Tôi muốn làm thủ tục mai táng phí cho bố tôi phải cần những giấy tờ gì? Tôi cám ơn!
- Chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong
- Thủ tục hưởng mai táng phí cho người có huân huy chương kháng chiến
- Vợ liệt sĩ đã tái giá khi mất có được hưởng trợ cấp mai táng?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề giải quyết mai táng phí cho thanh niên xung phong bị thất lạc giấy tờ; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về trợ cấp mai táng khi thanh niên xung phong mất
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 1. Đối tượng
1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được hưởng chính sách theo Điều 1 Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg) là người tham gia lực lượng thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến chống Pháp (gọi tắt là thanh niên xung phong) bao gồm cả thanh niên xung phong tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh đến hết năm 1958″.
“Điều 2. Chế độ
2. Trợ cấp mai táng
a) Thanh niên xung phong chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Luật Bảo hiểm xã hội quy định.
b) Trường hợp đối tượng chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu chưa được hưởng chế độ mai táng phí thì người hoặc tổ chức lo mai táng cho đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định tại Thông tư này”.
Bạn cho biết bố của bạn là thanh niên xung phong. Đối chiếu quy định trên thì người lo mai táng cho bố của bạn sẽ được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bố bạn được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần lương cơ sở (theo Nghị định 72/2018 lương cơ sở hiện tại là 1.390.000 đồng); tương đương 13.900.000 đồng.
Thứ hai, hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí cho thanh niên xung phong
Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 4. Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí
1. Hồ sơ
a) Thanh niên xung phong đang hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg chết:
– Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
– Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết (Mẫu số 04-A).
2. Trách nhiệm lập hồ sơ
a) Thân nhân lập bản khai thanh niên xung phong từ trần kèm theo giấy khai tử.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử và một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm theo các giấy tờ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
– Ghép hồ sơ thanh niên xung phong đang quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết mai táng phí.
– Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp mai táng (Mẫu số 05)”.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Bố bạn là thanh niên xung phong đang hưởng BHYT mà mất thì hồ sơ giải quyết mai táng phí cần các giấy tờ sau:
– Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
– Bản khai của người lo mai táng cho bố của bạn (Mẫu số 04-A theo Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH).
– Một trong những giấy tờ (bản sao có công chứng) xác nhận là thanh niên xung phong:
+) Thẻ đội viên;
+) Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong;
+) Giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong;
+) Lý lịch cán bộ, đảng viên có ghi là thanh niên xung phong.
Trường hợp bố bạn thất lạc giấy tờ thì phải có giấy chứng nhận (bản chính) là thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến chống Pháp do Tỉnh, Thành đoàn nơi đối tượng thường trú cấp, dựa trên xác nhận của Hội (hoặc Ban Liên lạc) Cựu thanh niên xung phong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) theo (Mẫu số 02 kèm theo Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH).
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Hưởng trợ cấp mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ mất
Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mất được hưởng chế độ gì?
Nếu còn vướng mắc về giải quyết mai táng phí cho thanh niên xung phong bị thất lạc giấy tờ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mẫu đơn đề nghị thay đổi nơi nhận trợ cấp người có công với cách mạng
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện chế độ ưu đãi người có công
- Sinh con dị tật, người nhiễm chất độc hóa học được trợ cấp bao nhiêu
- Chế độ khi người có Kỷ niệm chương chiến sĩ bị địch bắt, tù đày từ trần
- Mẹ kế có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi bệnh binh mất?