19006172

Người có công đi khỏi địa phương nhưng không làm thủ tục di chuyển hồ sơ

Người có công đi khỏi địa phương nhưng không làm thủ tục di chuyển hồ sơ

Tôi là thương binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại Nam Định. Sắp tới tôi lên Hà Nội chăm cháu thì có phải làm thủ tục di chuyển hồ sơ nhận trợ cấp gì không? Giả sử tôi không làm thì sau khoảng 01 năm tôi trở lại thì có được tiếp tục hưởng trợ cấp không? Tôi cám ơn nhiều!



Thủ tục di chuyển hồ sơTư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề ủy quyền nhận trợ cấp của bạn; chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 49 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 49. Di chuyển hồ sơ

1. Điều kiện di chuyển hồ sơ

a) Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;

b) Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi cư trú mới nêu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ.

2. Hồ sơ di chuyển.

a) Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ (Mẫu HS6);

b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn;

c) Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu HS7);

d) Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi.

3. Thủ tục di chuyển

a) Nơi đi:

Cá nhân làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú”.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 44 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH có quy định:

“Điều 44. Hồ sơ, thủ tục hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công hoặc thân nhân bị tạm đình chỉ chế độ ưu đãi

4. Trường hợp người có công hoặc thân nhân đã đi khỏi địa phương nhưng không làm thủ tục di chuyển hồ sơ, nay quay lại đề nghị tiếp tục hưởng chế độ thì hồ sơ, thủ tục thực hiện như sau:

a) Người có công hoặc thân nhân làm đơn đề nghị hưởng lại chế độ (Mẫu C) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ;

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn có trách nhiệm ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi từ tháng liền kề sau tháng nhận được đơn”.

Thủ tục di chuyển hồ sơ

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Như vậy:

Bạn là thương binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại Nam Định nhưng sắp tới chuyển tới Hà Nội trong 01 năm thì phải làm thủ tục di chuyển hồ sơ. Để di chuyển hồ sơ bạn làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ (Mẫu HS6 theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH) gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Trường hợp bạn đi khỏi địa phương nhưng không làm thủ tục di chuyển hồ sơ sẽ bị tạm dừng nhận trợ cấp. Khi quay lại bạn có thể làm đơn đề nghị hưởng lại chế độ (Mẫu C theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Di chuyển hồ sơ khi còn thân nhân khác đang hưởng trợ cấp

Di chuyển hồ sơ nhận trợ cấp thờ cúng liệt sĩ khi thay đổi nơi cư trú

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam