Đối tượng lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN hài cốt liệt sĩ
Tôi là cháu nội của liệt sĩ Phạm Văn Tưởng. Gia đình tôi đã nhiều lần đi tìm mộ liệt sĩ. Theo chỉ dẫn của đồng đội liệt sĩ Tưởng, gia đình tôi đã tìm được mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Nay, tôi có nguyện vọng được giám định ADN để xác định danh tính liệt sĩ. Vậy, tôi là cháu nội của liệt sĩ thì có thuộc đối tượng lấy mẫu để thực hiện giám định ADN không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi tôi xin cảm ơn.
- Hướng dẫn thủ tục xét nghiệm ADN xác định phần mộ liệt sĩ
- Có được hỗ trợ chi phí đi lại và tiền ăn khi thăm viếng mộ liệt sĩ?
- Mức hỗ trợ kinh phí xây cất mộ liệt sĩ nằm ngoài nghĩa trang
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về đối tượng lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN hài cốt liệt sĩ; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Công văn 600/NCC-LTHS như sau:
“b) Mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ: Chỉ thực hiện nếu lấy được mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ.
* Đối tượng lấy mẫu sinh phẩm: Ít nhất lấy mẫu của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ của liệt sĩ, cụ thể như sau:
– Mẹ liệt sĩ; bà ngoại của liệt sĩ;
– Anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ;
– Bác, cậu, dì là anh chị em ruột của mẹ liệt sĩ;
Khi không có thân nhân là những đối tượng nêu trên, có thể lấy của những người có quan hệ họ hàng xa hơn nhưng vẫn có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ với liệt sĩ như:
– Anh em còn dì, con già với liệt sĩ;
– Con của chị gái, em gái của liệt sĩ;
* Mẫu sinh phẩm:
– Mẫu tóc: Lấy từ 10 đến 20 sợi tóc có cả chân tóc.
– Mẫu móng tay hoặc móng chân. Cắt từ 5 – 10 mẫu móng tay hoặc móng chân sau khi đã rửa sạch móng nơi cắt bằng xà phòng và bàn chải.
Mẫu sinh phẩm của thân nhân phải được gói trong giấy sạch, cho vào túy nilon có nắp kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đặt mẫu sinh phẩm của mỗi thân nhân trong một bì thư, ngoài bì ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.”
Như vậy
Theo quy định trên thì đối tượng lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN hài cốt liệt sĩ của ít nhất 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ của liệt sĩ và thuộc một trong số những đối tượng trên.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là cháu nội của liệt sĩ Phạm Văn Tưởng. Gia đình bạn đã nhiều lần đi tìm mộ liệt sĩ. Theo chỉ dẫn của đồng đội liệt sĩ Tưởng, gia đình bạn đã tìm được mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Nay, bạn có nguyện vọng được giám định ADN để xác định danh tính liệt sĩ nhưng bạn là cháu nội của liệt sĩ không thuộc một trong các đối tượng lấy mẫu để thực hiện giám định ADN theo quy định.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Bạn là cháu nội của liệt sĩ nên không thuộc đối tượng lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN hài cốt liệt sĩ theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề đối tượng lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN hài cốt liệt sĩ. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục sửa đổi thông tin thân nhân trong giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ
Có được truy lĩnh trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân liệt sĩ?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Trợ cấp tuất hàng tháng cho vợ liệt sĩ là bao nhiêu?
- Thân nhân của liệt sĩ chết được hưởng chế độ như thế nào
- Trường hợp nào tước bỏ vĩnh viễn quyền lợi của người có công với cách mạng?
- Hồ sơ hưởng chế cho thân nhân khi thương binh 73% từ trần
- Thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công