Tư vấn tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
“Xin luật sư tư vấn cho tôi về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành”
- Tư vấn về trường hợp giết người và cố ý gây thương tích theo luật hình sự 2015
- Tội giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người?
- Tư vấn về tội giết người khi không có năng lực trách nhiệm hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Tư vấn tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì:
“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
………………………………………….
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mặt khác, căn cứ theo hướng dẫn tại Chương III, Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì:
“Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 119)
– Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
– Về mặt khách quan, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là những trường hợp như: hành vi của người không có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người không phải là phạm pháp quả tang; hành vi của cán bộ Công an, Kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền về vấn đề này mà bắt, giữ hoặc giam người không có quyết định hợp pháp của Viện kiểm sát hoặc Tòa án từ cấp huyện, quận trở lên (đối với bị can) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành (đối với người bị tập trung cải tạo).
– Về chủ thể, cần phân biệt: công dân bình thường bị xử lý theo khoản 1; người có chức vụ, quyền hạn (nhưng không có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người, hoặc tuy có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật), thì bị xử lý theo khoản 2.
Cả hai loại chủ thể nói trên mà phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo khoản 3. Hậu quả nghiêm trọng thể hiện như: Thiệt hại đối với người bị bắt giam, hoặc gia đình họ (thí dụ: người bị bắt, giam sau đó uất ức mà tự sát; do bị giam lâu mà mắc bệnh tật, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe hoặc gia đình họ bị chia ly…) hoặc ảnh hưởng xấu về chính trị (thí dụ: do bắt, giam trái pháp luật mà làm cho dư luận quần chúng công phẫn, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước…).
– Cùng với hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tùy trường hợp có thể xử lý thêm về tội khác (nếu có) (như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 109), dùng nhục hình (Điều 234).
– Trong trường hợp bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi bắt cóc cũng xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhưng được coi là một thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân, do đó, bị xử lý theo Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân) mà không xử lý theo Điều 119.”
Từ trích dẫn quy định của pháp luật, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản như sau:
– Đối với tội bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ;
Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam);
– Đối với tội giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội (như bắt ở trong nhà, bắt ngồi tại chỗ…) trong một thòi gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).
– Đối với tội giam (tạm giam) người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong buồng, trong trại giam..).
– Dấu hiệu khác. Hành vi bắt giữ, hoặc giam người nêu trên phải trái với pháp luật, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện qua các đặc điểm sau:
+ Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.
+ Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng lại không lập biên bản theo đúng quy định không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng…
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tư vấn tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản
- Truy cứu trách nhiệm hình sự khi bệnh viện làm việc tắc trách
- Tư vấn về tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
- Làm giúp việc lấy tài sản của chủ rồi trốn về nhà thì phạm tội gì
- Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật