Cấp Giấy chứng nhận bị thương cho người không còn giấy tờ
Tôi tham gia kháng chiến từ năm 1966 đến năm 1971, chiến đấu trên các chiến trường từ thành cổ Quảng Trị đến chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 20/10/1976, tôi xuất ngũ trở về địa phương nhưng bị mất giấy tờ. Hiện có các giấy tờ: và Quyết định xuất ngũ; Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ của Thành đội TP. Thanh Hoá; Xác nhận dân quân tập trung (chưa hưởng chính sách); Quyết định 142 của Quân khu 4; Chứng nhận chiến dịch Quảng Trị 1972; Chứng nhận chiến dịch Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công hạng 3; Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng 3. Tôi có mảnh đạn trong người thì bây giờ làm sao để được cấp giấy chứng nhận bị thương?
- Căn cứ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời bị mất sức lao động
- Có được truy lĩnh trợ cấp hàng tháng đối với thương binh không?
- Hồ sơ hưởng chế cho thân nhân khi thương binh 73% từ trần
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề cấp Giấy chứng nhận bị thương cho người không còn giấy tờ; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP quy định như sau:
“Điều 7. Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an; trường hợp có vết thương thực thể thì theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này”.
Dẫn chiếu quy định tại Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP như sau:
“Điều 6. Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương
1. Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng
a) Người thoát ly tham gia cách mạng hoặc hoạt động không thoát ly nhưng sau đó thoát ly tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp không còn một trong các giấy tờ nêu trên nhưng đã được hưởng trợ cấp theo các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện như quy định tại Điểm b Khoản này:
2. Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu
c) Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.
Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;”
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Theo đó, để được cấp giấy xác nhận bị thương trong trường hợp này thì bạn cần chuẩn bị:
– Bản khai cá nhân (Mẫu TB theo Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP);
– Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Ngoài ra, còn có thể nộp một trong các giấy tờ khác như: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước.
– Kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể.
Hồ sơ trên bạn cần gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Xác định thương binh khi không còn quyết định phục viên
Thương binh suy giảm 61% mất tại nhà có được công nhận là liệt sĩ?
Nếu còn vướng mắc về cấp giấy chứng nhận bị thương; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thương binh loại B mất do vết thương tái phát có được công nhận là liệt sĩ?
- Thủ tục cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công trong trường hợp bị mục nát
- Thương binh 4/4 lương được tăng lên bao nhiêu?
- Người nhiễm chất độc hóa học chết thì vợ có được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
- Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật