Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
Xin luật sư tư vấn cho tôi về Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ tại Điều 370 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội ra bản án trái pháp luật thì:
“Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
…………………………………………
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mặt khác, căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương 8 Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì:
“2) Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật (Điều 232)
– Đó là hành vi ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và lao động trong các giai đoạn tố tụng về sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, thi hành án. Tính chất trái pháp luật được thể hiện ở nội dung bản án, hoặc quyết định (như: kết án người rõ ràng không có tội; tuyên không có tội đối với người rõ ràng có tội, truất quyền thừa kế, quyền sở hữu của công dân không có căn cứ hợp pháp; đình chỉ tố tụng không có căn cứ v.v…) Bản án hoặc quyết định có thể sai toàn bộ hoặc sai một phần sai này rõ ràng trái pháp luật.
– Hành vi đó là cố ý, tức là biết rõ là sai mà vẫn làm. Động cơ cá nhân (nếu có) chỉ có ý nghĩa về lượng hình. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm tuyên án hoặc tống đạt quyết định trái pháp nói trên.
– Nếu do thiếu trách nhiệm (cẩu thả hoặc quá tự tin) mà bản án quyết định trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị xử lý theo Điều 220; nếu không có hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị xử lý hành chính.
– Chủ thể của tội phạm này là thẩm phán, hội thẩm nhân dân, tức là người có thẩm quyền ra bản án hoặc quyết định đối với bị cáo hoặc đương sự.
Theo nguyên tắc, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán, do đó, mỗi thành viên trong Hội đồng xét xử đều có trách nhiệm hình sự khi cố ý ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật. Nhưng qua thực tiễn, cần xem xét sự việc cụ thể và thái độ của từng thành viên trong Hội đồng xét xử khi biểu quyết để xác định trách nhiệm cụ thể của từng người (như: đối với một bản án hoặc quyết định được cố ý ra trái pháp luật được biểu quyết theo đa số, một thành viên của Hội đồng xét xử đã biểu quyết ngược lại, thì không thể bị xử lý về tội này).
Theo nguyên tắc “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Hội đồng xét xử trong mọi trường hợp đều phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xét xử vụ án. Khi cần thiết hoặc khi Tòa án cấp dưới hỏi, Tòa án cấp trên có thể cho những ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn về việc áp dụng pháp luật, nhưng không đề ra mức xử lý cụ thể, và không có tính chầt ra mệnh lệnh. Do đó, nếu các thành viên của Hội đồng xét xử, theo sự hướng dẫn của cấp trên, ra bản án hoặc quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật vẫn bị xử lý theo Điều 232. Cấp trên hướng dẫn Hội đồng xét xử ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật có thể bị xử lý hành chính; nếu cho ý kiến có tính chất cố ý ép buộc Hội đồng xét xử ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật thì cũng bị xử lý về tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật (Điều 232).
– Hậu quả nghiêm trọng quy định ở Điều 232, khoản 2 thể hiện như: kẻ phạm tội nghiêm trọng đã trốn sau khi bản án tha sai; người bị kết án oan đã bị giam lâu ngày, tự sát, bị tan nát gia đình, bị kiệt quệ về kinh tế.”
Định nghĩa: Ra bản án trái pháp luật là ban hành bản án mà Thẩm phán hoặc Hội thẩm biết rõ là trái pháp luật.
Chủ thể của tội phạm này cũng là chủ thể đặc biệt và đặc biệt hơn nữa là chỉ có Thẩm phán hoặc Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân dân) mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Đối tượng tác động của tội phạm này là bản án. Bản án là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, Hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành bao gồm: bản án hình sự, bản án dân sự, bản án hôn nhân và gia đình, bản án kinh tế, bản án lao động và bản án hành chính.
Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật có thể bằng cách viết ra, tuyên án, ban hành bản án mà biết rõ là trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu mới viết ra nhưng chưa tuyên án, chưa ban hành thì chưa phải là ra bản án.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu hậu quả xảy ra thì tuỳ trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
- Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.