Có thể truy lĩnh trợ cấp thương binh hàng tháng hay không?
Bố của tôi tham gia chiến đấu, bị thương, mất bàn tay trái, nhưng không tìm được giấy tờ chứng nhận nên chưa được hưởng trợ cấp. Vừa qua, đơn vị đã tìm lại được giấy tờ cho bố của tôi và đã hoàn thành hồ sơ, chờ ngày đi giám định. Vậy, bố của tôi có được truy lĩnh trợ cấp thương binh không?
- Phụ cấp đặc biệt hàng tháng đối với thương binh suy giảm 81% trở lên
- Căn cứ giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời bị mất sức lao động
- Hồ sơ hưởng chế cho thân nhân khi thương binh 73% từ trần
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 19 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định như sau:
“Điều 19
1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;
c) Làm nghĩa vụ quốc tế;
d) Đấu tranh chống tội phạm;
đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
e) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.
2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.
3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên , công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993″.
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 31 Nghị định 31/2013/NĐ-CP có quy định:
“Điều 31. Chế độ ưu đãi
4. Thời điểm hưởng:
a) Đối với người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ tháng liền kề khi bị thương;
b) Đối với người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013″.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Bạn cho biết bố của bạn tham gia chiến đấu, bị thương, mất bàn tay trái, nhưng không tìm được giấy tờ chứng nhận nên chưa được hưởng trợ cấp. Vừa qua, đơn vị đã tìm lại được giấy tờ cho bố của bạn và đã hoàn thành hồ sơ, chờ ngày đi giám định.
Đối chiếu các quy định trên thì nếu bố của bạn giám định thương tật có tỷ lệ mất sức lao động từ 21% trở lên thì được hưởng trợ cấp từ ngày 1/1/2013. Theo đó, bố của bạn sẽ được truy lĩnh trợ cấp thương binh.
Kết luận:
Tóm lại, nếu bố của bạn giám định thương tật có tỷ lệ mất sức lao động từ 21% trở lên thì được hưởng trợ cấp từ ngày 1/1/2013; đồng nghĩa với việc bố của bạn sẽ được truy lĩnh trợ cấp thương binh.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Đang hưởng tuất vợ liệt sĩ tái giá có được thêm tuất thương binh?
Có được truy lĩnh trợ cấp hàng tháng đối với thương binh không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.