Giải quyết chế độ cho thương binh khi có người làm chứng
Bố đẻ tôi tên là Nguyễn Văn Phùng, sinh năm 1932, hiện sống tại Trung Sơn, Gio Linh, Quảng Trị, tham gia du kích chống Mỹ năm 1965, năm 1967 bị thương khi đang chiến đấu, an dưỡng tại Hải Phòng, năm 1973 trở về quê hương làm ăn sinh sống. Năm 1987, làm hồ sơ thương binh có 3 người làm chứng, được hưởng chế độ thương binh hạng 3/4. Năm 2002, cả 3 người làm chứng đều rút đơn nên bố tôi bị cắt chế độ. Đến nay có một số người trong địa phương trước đây cùng tham gia chiến đấu và chứng kiến sự việc của bố tôi nên đã viết giấy, đứng ra làm chứng. Vậy, trường hợp bố của tôi có được giải quyết lại chế độ chính sách không?
- Gia đình thương binh hưởng chế độ chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng
- Phụ cấp đặc biệt hàng tháng đối với thương binh suy giảm 81% trở lên
- Có được truy lĩnh trợ cấp hàng tháng đối với thương binh không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Hiện nay, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012; Nghị định 31/2013/NĐ-CP và Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH cùng các văn bản liên quan đều không quy định việc lập hồ sơ và giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trên cơ sở xác nhận của hai người làm chứng. Do vậy, không có cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết chế độ thương binh đối với bố của bà khi hồ sơ thương binh được lập lại trên cơ sở hai người làm chứng.
Bạn cho biết cơ quan có thẩm quyền đã dừng chế độ thương binh đối với bố của bạn. Nếu không nhất trí, căn cứ Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh; cụ thể:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trợ cấp cho người phục vụ thương binh suy giảm 83% khả năng lao động
Có thể sửa năm sinh trên hồ sơ và thẻ thương binh hay không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chế độ cho người có Huân chương kháng chiến và Bằng khen của cấp tỉnh
- Thương binh mất do vết thương tái phát có được công nhận là liệt sĩ không?
- Sai thông tin trên huân chương chiến công phải làm thế nào?
- Có được nhận đồng thời trợ cấp người cao tuổi và tuất hàng tháng không?
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng chết thân nhân được hưởng chế độ gì