Con của người chiến đấu ở Quảng Trị bị động kinh được nhận trợ cấp không?
Tháng 4/1969 tôi chiến đấu ở Quảng Trị, bị suy giảm 21% khả năng lao động vì nhiễm chất độc hóa học. Tôi sinh được 04 con, có 01 con sinh năm 1977. Gần đây con tôi bị động kinh. Vậy con tôi có được hưởng trợ cấp hay không?
- Người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học bị cắt chế độ trợ cấp
- Tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi đối với người bị nhiễm chất độc hóa học
- Thanh niên xung phong có được xác nhận là người hoạt động bị nhiễm chất độc hóa học?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về trợ cấp cho con của người chiến đấu ở Quảng Trị bị động kinh; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 26 và Điều 27 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định như sau:
“Điều 26
1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật.
2. Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học như sau:
a) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% và từ 81% trở lên;”
“Điều 27
1. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bao gồm:
a) Con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng; được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật;”
Bên cạnh đó, Điểm d Khoản 2 Điều 29 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 29. Thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ
2. Các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này:
d) … Trường hợp sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu con dị dạng, dị tật ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;”
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Bạn cho biết tháng 4/1969 bạn chiến đấu ở Quảng Trị; bị suy giảm 21% khả năng lao động vì nhiễm chất độc hóa học. Gần đây con của bạn (sinh năm 1977) bị động kinh. Động kinh không thuộc danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học tại Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
Tuy nhiên, theo quy định trên thì con của bạn sẽ được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Khi đó:
– Trường hợp Hội đồng Giám định Y khoa kết luận con của bạn bị dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì giải quyết chế độ trợ cấp cho con bạn theo quy định.
– Trường hợp Hội đồng kết luận con bị dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học nhưng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 61% hoặc không kết luận tỷ lệ hoặc kết luận con không bị dị dạng, dị tật thì chưa có cơ sở để thực hiện chi trả trợ cấp đối với con của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thế hệ thứ 3 có được nhận chế độ do nhiễm chất độc hóa học?
Chế độ khi người kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị thất lạc giấy tờ
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thương binh đã giám định do vết thương cũ tái phát có được giám định lại?
- Có được tiếp tục nhận trợ cấp thương binh khi ra nước ngoài sinh sống?
- Người có công có phải đổi lại mã quyền lợi trên thẻ BHYT?
- Thương binh nộp hồ sơ giám định lại thương tật do vết thương tái phát ở đâu?
- Hưởng BHYT với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học