Phạt công ty có người bị tai nạn lao động mà không thông báo, làm thủ tục liên quan
Nếu công ty tôi có người bị tai nạn lao động mà không thông báo hoặc không làm các thủ tục liên quan thì bị phạt có nặng không ạ? Tôi cám ơn!
- Trách nhiệm bồi thường khi bị tai nạn lao động của doanh nghiệp
- Công ty xảy ra tai nạn lao động thì sẽ báo lên Sở Lao động hay cơ quan công an?
- Khai báo tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Các hành vi vi phạm liên quan đến việc bị tai nạn lao động mà không thông báo hoặc không làm các thủ tục liên quan được quy định tại Khoản 2 Điều 20, Điều 21, Điều 22 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 20. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Điều 21. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
b) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;
b) Không nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
“Điều 22. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế;”
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động; tiến hành điều tra tai nạn lao động và giải quyết các chế độ liên quan. Nếu bị tai nạn lao động mà không thông báo hoặc không làm các thủ tục liên quan, không điều tra tai nạn lao động thì sẽ bị phạt tiền mức từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Bên cạnh đó, tùy từng vi phạm cụ thể mà sẽ có các mức phạt nêu trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Khai báo tai nạn lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thủ tục đổi quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
- Bảo hiểm y tế đối với người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam
- Thời gian nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần là bao lâu?
- Người mang thai hộ được hưởng chế độ gì khi sinh con?
- Điều kiện để được hưởng chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP