Hồ sơ giám định ADN hài cốt liệt sĩ gồm những giấy tờ gì?
Tôi muốn giám định ADN để tìm mộ cho bác của tôi là liệt sĩ. Vậy cho tôi hỏi hồ sơ giám định ADN hài cốt liệt sĩ gồm những giấy tờ gì để gia đình còn chuẩn bị? Tôi cám ơn nhiều!
- Xác định danh tính cho các liệt sĩ và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ
- Điều kiện di chuyển mộ liệt sĩ theo nguyện vọng của thân nhân
- Có được hưởng trợ cấp di chuyển hài cốt liệt sĩ hay không?
Tư vấn chế độ chính sách:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn về hồ sơ giám định ADN hài cốt liệt sĩ bạn như sau:
Căn cứ Mục A của Hướng dẫn 253/HD-HTGĐLS hướng dẫn như sau:
“A. THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam tiếp nhận các trường hợp giám định hài cốt liệt sĩ nếu có đủ các điều kiện:
1. Có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có CMT nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận; mẫu đơn có sẵn ở Ban Chính sách Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam (có thể lấy mẫu đơn từ trang Web: www.trianlietsi.vn hoặc điện thoại đến Ban Chính sách Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam để được hướng dẫn).
2. Có giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành cấp. Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành xin sao lục lại.
3. Có vị trí ngôi mộ nghi ngờ là của liệt sĩ (Ví dụ: Số mộ 1, Hàng 2, Lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ A… hoặc ở đồi M, thôn H, xã K, huyện X… gia đình đã liên hệ, được Ban Quản lý Nghĩa trang hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho mượn mẫu phẩm về giám định, thể hiện bằng biên bản bàn giao cho mượn xương, cốt liệt sĩ).
4. Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ hoặc bằng phương pháp ngoại cảm thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).
5. Có mẫu đối chứng (hướng dẫn ở phần cách lấy mẫu)”.
Như vậy, hồ sơ giám định ADN hài cốt liệt sĩ gồm các giấy tờ như sau:
– Đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có CMT nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận.
Mẫu đơn có sẵn ở Ban Chính sách Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam (có thể lấy mẫu đơn từ Website: www.trianlietsi.vn hoặc điện thoại đến Ban Chính sách Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam để được hướng dẫn).
– Giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành cấp.
Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành xin sao lục lại.
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
– Giấy xác nhận của Ban quản lý nghĩa trang (Xác nhận về vị trí mộ và thông tin trên bia mộ);
– Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ hoặc bằng phương pháp ngoại cảm thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).
Bên cạnh đó, bạn cần có mẫu đối chứng theo quy định. Bạn vui lòng tham khảo vấn đề này tại bài viết: Đối tượng lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN hài cốt liệt sĩ
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Thủ tục giám định ADN xác định hài cốt liệt sĩ như thế nào?
Nhà nước có hỗ trợ phí giám định ADN tìm mộ liệt sỹ hay không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Lương thương binh 2/4 tăng lên bao nhiêu?
- Thay đổi mức hưởng BHYT đối với đối tượng dân công hỏa tuyến
- Phân biệt thương binh loại A và thương binh loại B như thế nào?
- Hưởng đồng thời tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ và trợ cấp người khuyết tật?
- Thời hạn giải quyết chế độ cho quân nhân phục viên