Có phải lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động không?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề công ty tôi ký hợp đồng xác định thời hạn với một nhân viên kinh doanh đến cuối năm 2020 mới hết hạn. Tuy nhiên, người lao động lại muốn xin nghỉ việc vào đầu tháng sau, công ty tôi đồng ý với yêu cầu nghỉ việc của họ. Vậy trường hợp này công ty tôi có cần phải lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động không hay có thể thỏa thuận bằng miệng là được. Mong giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Người lao động đề nghị thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có được trợ cấp thôi việc?
- Có được thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ mang thai tháng thứ 4?
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về có phải lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động không, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Như vậy
Theo quy định trên thì dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn ký hợp đồng xác định thời hạn với một nhân viên kinh doanh đến cuối năm 2020 mới hết hạn. Công ty và người lao động có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo quy định.
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về trình tự và hình thức của thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ được thực hiện như thế nào và có bắt buộc phải bằng văn bản hay không. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc có hành vi thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ là rất khó phân biệt, nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp thì công ty bạn nên lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động để đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trên đây là bài viết về vấn đề có phải lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với người giúp việc gia đình
Thỏa thuận người lao động không được quyền đơn phương nghỉ việc
Trong quá trình giải quyết vấn đề, có gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có phải tổ chức khám sức khỏe cho người học nghề không?
- Trợ cấp mất việc làm khi chấm dứt hợp đồng vì lý do sáp nhập
- Các công việc NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ
- Lao động nữ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi có được nghỉ 60 phút/ngày?
- NLĐ không làm liên tục 8 giờ thì có được sắp xếp đợt nghỉ ngắn không?