Người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải?
Người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải? Em hiện nay đang là giáo viên mầm non theo hợp đồng lao động của 1 trường dân lập ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời em cũng đang học lớp tại chức đại học sư phạm tiểu học, nay đã đến năm cuối và chuẩn bị đi thực tập, hiệu trưởng trường em đang làm không cho phép em đi thực tập. Vậy cho em hỏi là mỗi tuần trong tháng 10 em muốn nghỉ 1 ngày không phép (hiệu trưởng không đồng ý) để đi thực tập, trong 4 tuần thì sẽ xong, như vậy thì em có bị sa thải không? Mong tổng đài tư vấn giúp em, em xin cảm ơn.
- Công ty có thể sa thải nhân viên vì nghỉ 5 ngày không phép không?
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật sa thải
- NLĐ bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn về vấn đề người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
1. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật lao động như sau:
a) 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;
b) 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.”
Như vậy
Theo quy định trên, trường hợp người lao động nghỉ không phép 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc nếu không có lý do chính đáng thì sẽ bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn hiện nay đang là giáo viên mầm non theo hợp đồng lao động của 1 trường dân lập ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời bạn cũng đang học lớp tại chức đại học sư phạm tiểu học, nay đã đến năm cuối và chuẩn bị đi thực tập, hiệu trưởng trường bạn đang làm không cho phép em đi thực tập.
Trường hợp mỗi tuần trong tháng 10 bạn muốn nghỉ 1 ngày không phép (hiệu trưởng không đồng ý) để đi thực tập, trong 4 tuần sẽ xong, tức là bạn tự ý nghỉ việc 4 ngày. Do đó, bạn chưa bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định trên.
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tuy nhiên, việc tự ý nghỉ việc không phép của bạn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy của đơn vị nơi bạn đang làm việc. Vì vậy, trong trường hợp này bạn nên thỏa thuận với hiệu trưởng trường học trước khi nghỉ để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Trên đây là bài viết về vấn đề người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thẩm quyền ký kết quyết định kỷ luật sa thải người lao động
Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có phải xây dựng lại phương án sử dụng LĐ khi cắt giảm lao động do dịch?
- Trách nhiệm đóng BHXH cho lao động thuê lại
- Kế toán trưởng có được quyền ký hợp đồng với người lao động?
- Không đủ điều kiện hưởng lương hưu có được nhận trợ cấp thôi việc?
- Công ty không cho người lao động nghỉ phép năm có trái quy định?