Mức hưởng trợ cấp mất việc làm được tính như thế nào?
Tôi vào làm cho công ty từ tháng 6/2013; đến tháng 2/2014 thì công ty có đủ 10 lao động để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm 2017 tôi nghỉ 7 tháng thai sản do sinh đôi. Hiện nay công ty của tôi thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại các phòng ban và tôi thuộc diện nghỉ việc. Theo tôi được biết thì mức hưởng trợ cấp mất việc làm của tôi được tính là 1.5 tháng lương. Nhưng quyết định trả trợ cấp mất việc làm công ty giao cho tôi tôi lại được nhận 2 tháng trợ cấp mất việc làm thì có đúng không? Tôi cám ơn nhiều!
- NLĐ có được hưởng trợ cấp mất việc làm khi chấm dứt hợp đồng thử việc?
- Trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc có khác nhau?
- Trợ cấp mất việc cho người lao động khi công ty thay đổi cơ cấu
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 49 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm”.
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
4. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng thì trợ cấp mất việc làm của người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương”.
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bạn cho biết bạn vào làm cho công ty từ tháng 6/2013; đến tháng 2/2014 thì công ty có đủ 10 lao động để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2017 bạn nghỉ 7 tháng thai sản do sinh đôi. Hiện nay công ty của bạn thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại các phòng ban và bạn thuộc diện nghỉ việc.
Có thể thấy bạn có thời gian làm việc thực tế cho công ty là trên 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm của bạn là 16 tháng. Vì vậy, theo quy định trên công ty chi trả cho bạn 02 tháng trợ cấp mất việc làm là đúng với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Mức hưởng trợ cấp mất việc làm
Đồng thời hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp mất việc
Nếu còn vướng mắc về mức hưởng trợ cấp mất việc làm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều trị bệnh nghề nghiệp có được công ty trả phần chi phí ngoài phạm vi BHYT không?
- Không xuất trình được sổ quản lý lao động khi cơ quan nhà nước yêu cầu
- Tiền lương tối thiểu khi điều chuyển công việc của người lao động
- Có phải xây dựng lại phương án sử dụng LĐ khi cắt giảm lao động do dịch?
- Trách nhiệm của công đoàn khi bảo vệ quyền lợi NLĐ như thế nào?