Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 ngày của người lao động
Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 ngày của người lao động. Tôi là công nhân của công ty sản xuất giày dép nhập khẩu, ngày làm việc bình thường chỉ phải làm 8 tiếng/ngày. Hiện tại công ty tôi yêu cầu công nhân làm thêm rất nhiều. Tôi phải làm việc có ngày 13 tiếng, 14 tiếng, có ngày tôi phải làm việc thâu đêm. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty yêu cầu chúng tôi làm nhiều thời gian như vậy có đúng không? Mong tư vấn giúp chúng tôi, tôi xin cảm ơn.
- Quy định làm thêm giờ trong 1 tháng tối đa là bao nhiêu?
- Có được sử dụng NLĐ làm thêm giờ vượt quá 200 giờ trong 1 năm?
- Thời gian trực đêm của bác sĩ có coi là thời gian làm thêm giờ không?
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 ngày của người lao động; chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
Như vậy
The quy định trên thì khi công ty yêu cầu NLĐ làm thêm giờ phải đảm bảo một trong số các điều kiện về số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là công nhân của công ty sản xuất giày dép nhập khẩu, ngày làm việc bình thường chỉ phải làm 8 tiếng/ngày. Do đó, thời giờ là thêm không quá 4 giờ/ngày. Trường hợp áp dụng làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm của bạn cũng không quá 12 giờ trong 01 ngày.
Do đó, việc công ty yêu cầu bạn phải làm việc có những ngày 13 tiếng, 14 tiếng, có ngày bạn phải làm việc thâu đêm là trái quy định pháp luật.
Trên đây là bài viết về vấn đề thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 ngày của người lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Lao động nữ nuôi con trên 12 tháng tuổi có được làm thêm giờ?
Người lao động có được từ chối làm thêm giờ hay không?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Giáo viên có phải hoàn lại tiền lương cho nhà trường khi nghỉ ốm?
- Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động?
- Điều kiện để được cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài
- Người có thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
- Đóng kinh phí công đoàn khi chưa có công đoàn cấp cơ sở