Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với thương binh năm 2023
Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với thương binh năm 2023. Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề cụ thể như sau: Em trai tôi đang công tác trong ngành quân đội, vừa rồi có đợt diễn tập phải sử dụng thuốc nổ thì không may em trai tôi bị thương. Vậy trường hợp này có được xác nhận là thương binh hay không? Hồ sơ để được hưởng chế độ trợ cấp đối với thương binh bao gồm những giấy tờ gì? Tôi nghe nói hồ sơ phải có giấy chứng nhận bị thương, vậy giấy này do cơ quan nào cấp vậy ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều.
- Điều kiện để được xác nhận là thương binh gồm những gì?
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thương binh
Tổng đài tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về trường hợp được xác nhận là thương binh
Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 như sau:
“Điều 23. Điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Em trai bạn đang công tác trong ngành quân đội, vừa rồi có đợt diễn tập phải sử dụng thuốc nổ thì không may em trai bạn bị thương. Do đó, em bạn thuộc một trong các trường hợp được xác nhận là thương binh theo quy định.
Thứ hai, về hồ sơ hưởng chế độ thương binh
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì đối với em trai bạn là người khi bị thương thuộc quân đội, công an quản lý:
+) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn về quy trình công nhận theo quy định, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20% . Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh.
Đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này và di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú đối với trường hợp đã phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu.
Thời gian xem xét, giải quyết không quá 70 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị vị trực tiếp quản lý người bị thương xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 37 Nghị định này.
+) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
Thứ ba, về việc cấp giấy chứng nhận bị thương
Căn cứ theo quy định Điều 36 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương
Cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm bị thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương như sau:
1. Người khi bị thương là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên; người bị thương là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị trực thuộc ban trở lên.
2. Người khi bị thương là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách thuộc công an do thủ trưởng đơn vị trực thuộc bộ hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh.
3. Người khi bị thương thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương.
4. Người khi bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Người khi bị thương thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã; thuộc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các trường hợp không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Em trai bạn đang công tác trong ngành quân đội, vừa rồi có đợt diễn tập phải sử dụng thuốc nổ thì không may em trai bạn bị thương. Do đó, việc cấp giấy chứng nhận bị thương cho em trai bạn sẽ do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.
Trên đây là bài viết về vấn đề Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với thương binh năm 2023.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn chế độ chính sách trực tuyến 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Hồ sơ xác nhận thương binh khi không còn giấy tờ như thế nào?
- Xác nhận đối tượng người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
- Ưu đãi với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
- Thân nhân có được miễn giảm thuế đất khi thương binh đã mất?
- Khi thương binh mất do vết thương tái phát thân nhân được chế độ gì?
- Người có Huân chương kháng chiến hạng Ba chưa nhận trợ cấp một lần