19006172

Có được giảm lương của NLĐ vì lý do dịch bệnh Covid-19 không?

Có được giảm lương của NLĐ vì lý do dịch bệnh Covid-19 không?

Có được giảm lương của NLĐ vì lý do dịch bệnh Covid-19 không? Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Doanh nghiệp tôi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực nhà hàng. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và rất nhiều ca nhiễm, cách ly nên doanh nghiệp buộc phải chịu khó khăn về thu nhập, cân đối tài chính. Nhân viên nhà hàng tôi vẫn đi làm việc nên tôi có được phép thỏa thuận giảm bớt tiền lương của người lao động so với hợp đồng lao động nhằm chia sẻ rủi ro khi dịch bệnh không? Trường hợp nếu được người lao động đồng ý thì công ty có thể ký hợp đồng lao động mới thỏa thuận mức lương mới đúng không? Nếu NLĐ không đồng ý thì thực hiện hợp đồng cũ hay sao? Tôi xin cảm ơn rất nhiều ạ.



Giảm lương của NLĐ vì lý do dịch bệnh Covid-19

Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, có được giảm lương của NLĐ vì lý do dịch bệnh Covid-19?

Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

“Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.”

Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và rất nhiều ca nhiễm, cách ly nên doanh nghiệp buộc phải chịu khó khăn về thu nhập, cân đối tài chính. Nhân viên nhà hàng bạn vẫn đi làm việc nên nhằm chia sẻ rủi ro khi dịch bệnh thì bạn có thể thỏa thuận với người lao động về việc giảm tiền lương so với hợp đồng lao động nhưng sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Thứ hai, thay đổi mức lương có được ký kết HĐLĐ mới?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.”

Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Trường hợp nếu được người lao động đồng ý về việc giảm tiền lương so với hợp đồng lao động để chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp vì dịch bệnh Covid-19 thì công ty và NLĐ có thể ký hợp đồng lao động mới thỏa thuận mức lương mới hoặc ký phụ lục hợp đồng lao động.

Thứ ba, trường hợp NLĐ không đồng ý giảm mức lương

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”

Theo đó, nếu NLĐ không đồng ý việc giảm lương để chia sẻ rủi ro đối với doanh nghiệp thì công ty bạn vẫn phải trả lương cho NLĐ theo mức của HĐLĐ đã giao kết.

Trên đây là bài viết về vấn đề Có được giảm lương của NLĐ vì lý do dịch bệnh Covid-19 không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật lao động trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

->NLĐ xin nghỉ làm vì dịch bệnh Covid-19 có được hưởng lương không?

luatannam