Nhóm ngành nghề không có giao kết hợp đồng được hưởng trợ cấp Covid
Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về vấn đề như sau: Em thuộc đối tượng lao động tự do, theo quy định thì nhóm ngành nghề nào không có giao kết hợp đồng nào bị mất việc làm sẽ được nhận tiền hỗ trợ tiền do ảnh hưởng bởi Covid-19 vậy ạ? Nếu không thuộc nhóm ngành nghề theo quy định thì không được hưởng trợ cấp Covid hay sao ạ? Mức hỗ trợ của Chính phủ cho nhóm đối tượng này là bao nhiêu tiền? Mong tổng đài giải đáp giúp em với ạ, xin cảm ơn.
- Thủ tục để người lao động tự do nhận trợ cấp của Chính Phủ theo Quyết định 15/TTg
- Hồ sơ, thủ tục để NLĐ nhận tiền hỗ trợ dịch Covid theo Quyết định 15/TTg
Hõ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhóm ngành nghề không có giao kết hợp đồng được hưởng trợ cấp Covid
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 15/2020/QĐ-CP như sau:
“Điều 7. Điều kiện hỗ trợ
1. Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020;
b) Cư trú hợp pháp tại địa phương;
c) Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.”
Như vậy, đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện theo quy định trên.
Và một trong những điều kiện bắt buộc là thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
Thứ hai, không thuộc nhóm ngành nghề quy định có được hưởng trợ cấp Covid?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định 15/2020/QĐ-CP như sau:
“Điều 7. Điều kiện hỗ trợ
2. Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các đối tượng được hỗ trợ khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.”
Như vậy, theo quy định trên thì nếu không thuộc nhóm ngành nghề và không đáp ứng được điều kiện về đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định các đối tượng được hỗ trợ khác ngoài các đối tượng quy định trên từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Thứ ba, về mức hỗ trợ Covid-19 cho NLĐ không giao kết hợp đồng mất việc làm
Căn cứ theo quy định tại Mục II Nghị quyết 42/2020/NQ-CP như sau:
“4. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.”
Như vậy, theo quy định trên thì mức hỗ trợ cho đối tượng NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật Lao động trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thủ tục nhận trợ cấp Covid cho người bị chấm dứt HĐLĐ mới nhất theo Quyết định 15/TTg