Doanh nghiệp có được chậm trả lương cho nhân viên do dịch Covid?
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Do vậy, công ty tôi gặp khó khăn về mặt tài chính. Hằng tháng công ty sẽ trả lương vào ngày 15 thì công ty sẽ phải trả lương cho NLĐ theo đúng thỏa thuận đúng không? Trong tình hình dịch bệnh này, công ty tôi có thể trả chậm lương cho người lao động không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này? Nếu vi phạm về việc trả lương chậm cho NLĐ thì sẽ bị phạt như thế nào? Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
- Công ty chậm trả lương có cần phải thông báo cho NLĐ?
- NSDLĐ có phải chi trả tiền lãi khi chậm trả lương không?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về thời hạn trả lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng
1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Hằng tháng công ty bạn sẽ trả lương vào ngày 15 thì công ty sẽ phải trả lương cho NLĐ theo đúng thời hạn đã thỏa thuận.
Thứ hai, doanh nghiệp có được chậm trả lương cho nhân viên do dịch Covid?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Nguyên tắc trả lương
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp nếu do dịch bệnh mà công ty bạn đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc trả chậm tiền lương cho nhân viên sẽ được căn cứ theo thời hạn để tính thêm lãi suất chậm trả.
Thứ ba, chậm trả lương cho nhân viên có bị xử phạt?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động… theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp bạn chậm trả lương cho nhân viên theo quy định thì sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và tùy thuộc vào số lượng NLĐ mà doanh nghiệp vi phạm.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn Luật lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Nghỉ việc do dịch Covid-2019, doanh nghiệp không trả lương đúng không?
- Làm thế nào để công ty cho nhân viên nghỉ việc vì bị ốm?
- NLĐ bị sa thải trái pháp luật có bắt buộc phải qua hòa giải không?
- Các trường hợp không được chấm dứt HĐLĐ năm 2023
- Mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp
- Nghỉ thai sản và nghỉ không lương có được cộng để tính ngày nghỉ phép năm?