Sử dụng người lao động 16 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Xin chào tổng đài tư vấn, ch tôi hỏi về vấn đề như sau: Tôi có ký HĐLĐ để tuyển dụng 1 người lao động 16 tuổi vào làm việc với thời hạn 6 tháng nhưng không biết là có phải đóng BHXH cho người này không? Có người nói là đủ 18 tuổi mới đóng BHXH được có đúng không? Khi sắp xếp người lao động chưa thành niên làm việc thì phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ không? Trường hợp nếu không tổ chức khám có bị xử phạt gì không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng người lao động dưới 18 tuổi
- Công ty trả lương như thế nào đối với lao động dưới 18 tuổi?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, sử dụng người lao động 16 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
“1.Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn có ký HĐLĐ để tuyển dụng 1 người lao động 16 tuổi vào làm việc với thời hạn 6 tháng thì công ty và người lao động 16 tuổi vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Hiện nay không có quy định nào về việc chỉ những người lao động 18 tuổi mới được đóng BHXH.
Thứ hai, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 16 tuổi
“Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với người lao động chưa thành niên sẽ phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần theo quy định.
Thứ ba, không tổ chức khám sức khỏe có bị xử phạt?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 và Điều 56 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám.
Điều 56. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 16 tuổi sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng
Trong quá trình giải quyết, nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
->Thời giờ làm việc trong ngày của người lao động chưa thành niên