NLĐ bị phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật có được nhận lại số tiền gốc?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Bộ luật lao động nghiêm cấm công ty phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật đúng không ạ? Vậy nếu trường hợp công ty phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật thì người lao động có được nhận lại tiền gốc hay không? Công ty sẽ bị xử phạt như thế nào? Nhờ trích dẫn giúp em văn bản mới nhất. Xin cảm ơn rất nhiều.
- Có được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm?
- Công ty có quyền cắt giảm các khoản phụ cấp khi xử lý kỷ luật NLĐ?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, có thể phạt tiền NLĐ để thay cho việc xử lý kỷ luật?
Căn cứ theoq uy định tại Điều 128 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động”
Theo đó, khi người lao động có những vi phạm tại công ty thì công ty không được áp dụng hình thức phạt tiền hay cắt lương của người lao động thay cho việc xử lý kỷ luật. Đây là một trong những quy định cấm người sử dụng lao động thực hiện.
Thứ hai, NLĐ bị phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật có được nhận lại số tiền gốc?
Căn cứ theo uy định tại Điểm a Khoản 5 và Điểm b Khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này;
d) Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp NSDLĐ phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật NLĐ thì sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, bạn sẽ được trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương theo quy định.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Trình tự xử lý kỷ luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của NLĐ
Công ty tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động có phải lập thành biên bản?