2 trường hợp NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước
Cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Theo quy định của Bộ luật lao động hiện nay thì khi NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ đều phải báo trước đúng không ạ? Vậy theo quy định của Bộ luật lao động mới năm 2019 có trường hợp nào NSDLĐ đơn phương mà không phải báo trước không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Quy định mới về trường hợp công ty được đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Quyền lợi khi NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ do dịch Covid-19
Luật sư tư vấn Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đều phải báo trước
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 hiện hành thì NSDLĐ sẽ phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc đối với NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục và với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Thứ hai, 2 trường hợp NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 220 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 220. Hiệu lực thi hành
1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì có 2 trường hợp NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người lao động, đó là:
+) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
+) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Trên đây là bài viết về vấn đề 2 trường hợp NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người đang điều trị bệnh?
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ mắc bệnh tâm thần
- Có được sa thải NLĐ tự ý bỏ việc có lý do chính đáng không?
- Mức đóng đoàn phí tối đa của người làm việc tại công ty cổ phần
- Hết hạn HĐLĐ 1 năm có được ký lại hợp đồng thử việc không?
- Thời gian nghỉ trưa có được tính vào thời gian làm việc của NLĐ không?
- Xử lý khi doanh nghiệp vi phạm chế độ tiền lương với người lao động