19006172

Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?

Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?

Xin hỏi khi nào phải tổ chức đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ tại nơi làm việc ạ? Có phải khi đối thoại thì đại diện người lao động tham gia đối thoại sẽ phụ thuộc vào số lượng người lao động làm việc tại công ty đúng không? Mong sớm nhận được phản hồi.



khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại

Luật sư tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:

Thứ nhất, Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong những trường hợp sau:

+) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

+) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

+) Khi có vụ việc về Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; phương án sử dụng lao động, Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, thưởng, nọi quy lao động và  tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.

+) Ngoài ra còn khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định trên.

Thứ hai, về việc tham gia đối thoại tại nơi làm việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Bên người sử dụng lao động

Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

2. Bên người lao động

a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:

a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;

a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;

a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;

khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại

a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;

a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.”

Như vậy, theo quy định thì thành phần đại diện bên phía người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc sẽ phụ thuộc vào số lượng người lao động mà công ty sử dụng cụ thể như trên.

Trên đây là bài viết về vấn đề Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Công ty không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu

Xử phạt công ty không công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam