19006172

Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ?

Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ?

Cho em hỏi về vấn đề như sau: Tôi nghe nói quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 là khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ phải được sự đồng ý bằng văn bản thì có đúng không ạ? Có mẫu văn bản không ạ? Và giới hạn số giờ làm thêm của người lao động được quy định như thế nào? Xin cảm ơn.



Phải được sự đồng ý bằng văn bản

Luật sư tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

“Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

a) Thời gian làm thêm;

b) Địa điểm làm thêm;

c) Công việc làm thêm.

2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.”

Như vậy, theo quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung: Thời gian làm thêm; địa điểm làm thêm và công việc làm thêm.

Nếu sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì bạn có thể tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Thứ hai, về giới hạn số giờ làm thêm của người lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

“Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm

1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Phải được sự đồng ý bằng văn bản

5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì tổng số giờ làm thêm sẽ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường và trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

Đối với trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần thì tổng số giờ làm thêm sẽ không quá 12 giờ trong một ngày.

Trên đây là bài viết về vấn đề Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Khi nào công ty phải bố trí cho NLĐ làm thêm giờ được nghỉ bù?

Thời gian làm thêm giờ tối đa trong 1 ngày của người lao động

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

luatannam