Nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con năm 2021
Cho em hỏi theo quy định của luật lao động mới thì nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con cụ thể là những công việc nào và người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm gì trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con? Cảm ơn rất nhiều.
- Lao động nữ mang thai 3 tháng có được miễn làm ca đêm không?
- Lao động nữ mang thai dưới 3 tháng có quyền tạm hoãn HĐLĐ không?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con năm 2021 của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, xác định nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con năm 2021
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 142. Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 10. Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm:
1. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ;
2. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam”
Như vậy, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH đã chia thành các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ và các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam. Bạn có thể tham khảo tại Phụ lục kèm theo Thông tư tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tra cứu cụ thể.
Thứ hai, trách nhiệm của NSDLĐ trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 142 Bộ luật lao động năm 2019 và Khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 142. Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.”
Như vậy, theo quy định trên thì NSDLĐ sẽ phải
+) Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc;
+) Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản;
+) Thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;
+) Bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Trên đây là bài viết về vấn đề Nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con năm 2021. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Được đi làm trễ hay về sớm 1 tiếng trong thời gian lao động nữ mang thai?
Lao động nữ mang thai được hưởng các quyền lợi gì theo Bộ luật lao động?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con năm 2021; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.