Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định mới từ năm 2021
Xin chào tổng đài tư vấn pháp luật lao động, cho tôi hỏi về việc những trường hợp nào được coi là trường hợp làm thêm giờ đặc biệt của bộ luật lao động? Và hiện tại những thời giờ nào được tính vào thời giờ làm việc mà NLĐ được hưởng lương? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Phải được sự đồng ý bằng văn bản khi sử dụng NLĐ làm thêm giờ?
- Thời điểm thông báo khi đăng ký làm thêm giờ trên 200 giờ/năm?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định mới từ năm 2021 đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định mới từ năm 2021
“Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì vào những trường hợp đặc biệt sau thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối, cụ thể:
+) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
+) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ hai, thời giờ nào được tính vào thời giờ làm việc mà NLĐ được hưởng lương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.”
Theo đó, người lao động cần căn cứ vào những thời giờ được liệt kê trên để được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Trên đây là bài viết về vấn đề Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định mới từ năm 2021. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau đây:
Người sử dụng lao động bắt buộc người lao động làm thêm giờ
Lao động nữ nuôi con trên 12 tháng tuổi có được làm thêm giờ?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định mới từ năm 2021; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?
- Chuyển người làm lao động làm công việc khác so với hợp đồng
- Có được lồng ghép thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động?
- Giao kết hai hợp đồng lao động với cùng một người lao động của công ty
- Doanh nghiệp dưới 10 NLĐ có phải gửi thang bảng lương cho cơ quan nhà nước?