Nội dung câu hỏi
Chào tổng đài tư vấn! Tôi là thương binh hạng 3/4 với mức tổn thương cơ thể là 41%. Hiện nay tôi vẫn đang nhận lương thương binh theo mức cũ từ 2021. Tôi nghe nói là lương thương binh được tăng nhưng không rõ mức tăng cụ thể cho thương binh hạng ¾ như trường hợp của tôi là lên bao nhiêu tiền 1 tháng. Mong anh, chị giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều!
- Tất tần tật chế độ của thân nhân thương binh
- Thân nhân nào của thương binh được cấp bảo hiểm y tế
- Thương binh chết do vết thương tái phát có được công nhận liệt sĩ không?
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Có phải lương thương binh được điều chỉnh tăng
Ngày 21 tháng 07 năm 2023, Chính Phủ có ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Tại Điều 2 Nghị định 77/2023/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Thay thế một số Phụ lục
Thay thế Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ bằng Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.“
Theo quy định nêu trên, mức trợ cấp, phụ cấp cho thương binh và người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP năm 2024. Mức trợ cấp, phụ cáp ưu đã hàng tháng nói chung của người có công sẽ được điều chỉnh tăng từ 1/7/2024 thay thế cho phụ cấp, trợ cấp cũ của năm 2021.
Thương binh 3/4 được hiểu thế nào?
Căn cứ Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về việc xếp hạng cho thương binh. Tuy nhiên, tại Điều 6 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 có xếp hạng thương binh thành 4 hạng như sau:
“Điều 6.- Thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng:
– Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
– Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
– Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.
– Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.”
Theo quy định nêu trên, thương binh hạng 3/4 là thương binh mất sức lao động từ 41% tới 60%. Tại Phụ lục II của Nghị định 55/2023/NĐ-CP năm 2023, thương binh hạng ¾ với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 41% tới 60%.
Quy định về các khoản Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định vềTrợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:
– Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
– Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
– Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
– Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thưởng binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
Như vậy, tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật mà thương binh sẽ được hưởng các mức trợ cấp, phụ cấp khác nhau.
Mức lương của thương binh 3/4 là bao nhiêu
Tại Phụ lục II của Nghị định 77/2024/NĐ-CP năm 2024 quy định về mức trợ cấp của Thương binh 3/4 – với mức suy giảm từ 41% – 60% như sau:
STT | Tỷ lệ tổn thương cơ thể | Mức trợ cấp
(đồng/tháng) |
1 | 41% | 3.667.000 |
2 | 42% | 3.753.000 |
3 | 43% | 3.839.000 |
4 | 44% | 3.934.000 |
5 | 45% | 4.024.000 |
6 | 46% | 4.113.000 |
7 | 47% | 4.200.000 |
8 | 48% | 4.289.000 |
9 | 49% | 4.382.000 |
10 | 50% | 4.469.000 |
11 | 51% | 4.561.000 |
12 | 52% | 4.650.000 |
13 | 53% | 4.736.000 |
14 | 54% | 4.827.000 |
15 | 55% | 4.918.000 |
16 | 56% | 5.009.000 |
17 | 57% | 5.093.000 |
18 | 58% | 5.185.000 |
19 | 59% | 5.277.000 |
20 | 60% | 5.364.000 |
Như vậy, bác là thương binh hạng 3/4 với mức tổn thương cơ thể là 41% thì tiền trợ cấp hàng tháng của bác là 3.667.000 đồng.
Thương binh được hưởng những chế độ ưu đãi gì
Căn cứ tại Điều 5 và Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì các chế độ ưu đãi, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với thương binh như sau:
– Được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.
– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm 01 lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
– Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
– Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
– Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
– Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.
– Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
– Ưu tiên giao/thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.
– Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
– Miễn/giảm thuế theo quy định của pháp luật.
– Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
- Con thương binh mất sức lao động 51% có được thẻ BHYT miễn phí?
- Thương binh suy giảm trên 61% chết thân nhân được hưởng chế độ gì
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Con thương binh mất sức lao động 51% có được thẻ BHYT miễn phí?
- Có được nhận chế độ dân công hỏa tuyến khi đã qua đời?
- Đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
- Đối tượng được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Trường hợp nào được xét tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?